CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 175

Xem hết thảy các bài phê bình, thấy trong đó có hai loại, hoặc là thu

nhỏ lại cái tác phẩm vốn đã rất nhỏ bé của tôi, hoặc là dứt khoát niêm
phong.

Một loại thì cho rằng “Xuất quan” công kích ai đó. Những lời này là

do bạn bè trong lúc tán gẫu mà nói đùa với nhau, đương nhiên chẳng có gì
rồi, nhưng nếu bày ra trên bút mực, tuyên bố cùng độc giả, tự cho là nắm
bắt được linh hồn của tác phẩm, vậy thì sẽ giống hệt như bà mẹ A Cẩu ở
ngõ sau. Bà ta chỉ biết và cũng chỉ thích nghe chuyện riêng tư của người
khác. Không may là truyện “Xuất quan” của tôi lại chẳng hợp khẩu vị của
hạng người đó chút nào, thế là trên một tờ báo khổ nhỏ có phê bình rằng:
“Thật giống như châm biếm Phó Đông Hoa, nhưng mà lại không phải” (1).
Đã nói “nhưng mà lại không phải”, có thể thấy hoàn toàn không phải
“châm biếm Phó Đông Hoa”, vậy chẳng phải là nên để mắt ở chỗ khác hay
sao? Song ông ta lại cảm thấy vô vị quá, nhất định muốn sự thật là “châm
biếm Phó Đông Hoa” thì mới có ý nghĩa.

-----

(1)Trong bài “Bình “Hải yến” của Từ Bắc Thần đăng trên “Tiểu Thần

báo” ngày 30 tháng 1 năm 1936 viết rằng: “Từ chuyện Lão Tử bị ép lên
quan, giảng bài, viết sách đến việc nhận các thứ quà tặng như bánh bao rồi
cho đi, một câu hai câu đều rải rác rất nhiều chỗ châm biếm, nhưng lại
không biết rốt cuộc ông ta đang châm biếm người nào, giống như là Phó
Đông Hoa, song cũng chỉ giống như mà thôi, chứ hoàn toàn không có
chứng cứ để kết luận”.

Phó Đông Hoa (1893 - 1971), vốn họ Hoàng, người Kim Hoa, tỉnh

Chiết Giang, là một dịch giả, từng dịch nhiều tác phẩm kinh điển như
“Cuốn theo chiều gió”, “Chữ A

màu đỏ”, … Lúc ấy ông đang làm chủ biên nguyệt san “Văn học”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.