CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 178

Vậy nhất định không thể coi thường, rất nhiều người đều “rơi vào cô

độc và đau thương”, phía trước là Lão Tử, một tác giả đi sau đuôi con thanh
ngưu, còn có “những nhà văn giống như Lỗ Tấn tiên sinh” nữa chứ, rồi còn
rất nhiều độc giả, trong đó có cả Khưu Vận Đạc tiên sinh, hết thảy bao
nhiêu người đông đúc như bầy ong đều đua nhau “xuất quan”. Nhưng nếu
vậy thì Lão Tử đâu còn là “hình ảnh của một cụ già đắm chìm cả thân thể
lẫn tinh thần trong cảm giác cô độc” nữa, tôi nghĩ ông ta chẳng cần phải
xuất quan mà sẽ về Thượng Hải mời chúng ta ăn cơm, ra đề mục thu thập
văn chương, rồi làm thành sách “Đạo đức ngũ bách vạn ngôn”.

Cho nên bây giờ tôi muốn đứng ngay cửa quan, từ sau đuôi con thanh

ngưu của Lão Tử kéo “những nhà văn giống như Lỗ Tấn tiên sinh” cho tới
rất nhiều độc giả trong đó có cả Khưu Vận Đạc tiên sinh quay trở lại. Trước
hết, xin mọi người không cần phải “rơi vào cô độc và đau thương”, bởi vì
“bản ý không phải là ở đó”, Khưu Vận Đạc tiên sinh cũng sớm biết mà,
nhưng lại không nói bản ý nằm ở đâu, có lẽ cũng không nhìn ra nữa. Nếu là
điểm thứ nhất (không nói bản ý nằm ở đâu) thì đúng thật “ý nghĩa của thiên
truyện sẽ vô hình trung mà suy yếu”, nếu là điểm thứ hai (không nhìn ra
được bản ý) thì là do chữ nghĩa của tôi kém, chuyển tải “bản ý” không rõ
ràng. Bây giờ nói sơ qua một chút, coi như kính cẩn quét đi “cái hình ảnh
lưu lại trong tâm trí” hai tháng trước vậy.

Lão Tử Tây xuất Hàm Cốc quan là vì mấy câu nói của Khổng Tử,

chuyện đó hoàn toàn không phải do tôi phát kiến hay sáng tạo ra đâu, mà là
nghe được từ miệng Thái Viêm tiên sinh ở Tokyo hồi ba mươi năm về
trước, về sau ông viết vào trong cuốn “Chư tử học lược thuyết”, nhưng tôi
cũng hoàn toàn không tin đó là sự thật. Còn như việc Khổng Tử và Lão Tử
tranh luận, Khổng Tử thắng, Lão Tử thua, thì đó lại là ý kiến của tôi. Lão
Tử đề cao cái “nhu” (mềm dẻo), “Nho giả, nhu dã” (Nho, tức là mềm dẻo
vậy), Khổng Tử cũng đề cao cái “nhu”, nhưng Khổng Tử lấy nhu để tiến
thủ, còn Lão Tử lại lấy nhu để thoái lui. Điểm mấu chốt, Khổng Tử là một
người thực hành, những việc “tri kỳ bất khả vi nhi vi chi” (biết không làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.