(1)Đây là lời của phe Cộng Công. “Hậu” là quân vương, ở đây chỉ
Cộng Công. “Giao” là vùng đất ở ngoại thành. Mấy câu văn ngôn này mô
phỏng lối cổ văn trong sách “Thượng thư” (tức Kinh Thư, một kinh điển
của Nho giáo).
“Cái gì?”, bà chưa từng nghe qua thứ lời lẽ kiểu này nên cảm thấy rất
lạ lùng.
“Ngã sư phản tẩu, ngã hậu viên dĩ quyết thủ xúc Bất Chu sơn, chiết
thiên trụ, tuyệt địa duy, ngã hậu diệc tồ lạc. Ô hô, thị thực duy… (Quân ta
tháo chạy, hậu ta húc đầu vào núi Bất Chu (1), gãy mất cột chống trời, dây
níu đất cũng đứt, hậu ta băng rồi. Than ôi! Thật là…)”.
-----
(1)Theo chú thích trong “Sơn hải kinh”, phần “Tây sơn kinh” của
Quách Phác đời Tấn thì “Núi Bất Chu có hình thế giống như đồng tiền bị
khuyết không tròn, nên mới có tên như vậy”. Theo chú thích của Cao Dụ
thời Đông Hán trong thiên “Nguyên đạo huấn” của sách “Hoài Nam Tử”
thì “Núi Bất Chu ở phía Tây Bắc của Côn Lôn”.
“Đủ rồi, đủ rồi, ta không hiểu ý ngươi”.
Bà quay sang một gương mặt khác đang vui sướng và ngạo mạn, cũng
dùng nhiều miếng sắt che kín toàn thân.
“Có chuyện gì thế?”.
Lúc này bà mới biết những sinh vật nhỏ bé của mình đã biến hóa ra
những khuôn mặt hình dạng khác nhau, nên muốn hỏi một vẻ mặt khác,
hòng tìm thấy câu trả lời có thể hiểu được.
“Nhân tâm bất cổ, Khang Hồi thực hữu thỉ tâm, khư thiên vị, ngã hậu
cung hành thiên thảo, chiến ư giao, thiên thực hựu đức, ngã sư công chiến