nứt, chỉ cần thêm một ít lửa để nung chảy là công việc hoàn thành, nhưng
bà đã mệt đến độ hoa mắt ù tai, không tiếp tục được nữa.
“Hừm… ta chưa bao giờ thấy vô vị như thế này!”.
Bà ngồi trên đỉnh núi, hai tay chống đầu, vừa nói vừa thở dốc.
Lúc bấy giờ, ngọn lửa lớn trong cánh rừng trên núi Côn Lôn (1)vẫn
chưa tắt, chân trời phía Tây đỏ rực một màu. Bà liếc mắt về hướng đó,
quyết định lấy một gốc đại thụ đang cháy về dẫn lửa, nhưng vừa nhấc tay
thì bà cảm thấy như có gì đó đâm vào ngón chân.
-----
(1)Về ngọn lửa lớn trong rừng rậm trên núi Côn Lôn, phần “Đại hoang
Tây kinh” sách “Sơn hải kinh” chép: “Có ngọn núi lớn tên là Côn Lôn Chi
Khâu… bên ngoài có núi lửa, hễ gặp vật là thiêu đốt”.
Bà đưa mắt nhìn xuống, đó chính là loài sinh vật mà bà đã tạo ra, song
bọn chúng đã khác đi rất nhiều, dùng vải quấn lên người một cách mệt
nhọc, bên hông lại giắt hơn chục tấm vải khác nhau, đầu của chúng thì đang
chụp cái gì không biết nữa, trên chóp sọ là một phiến chữ nhật nhỏ bé đen
thui (1), ngón chân bà bị đâm bởi vật dụng chúng đang cầm trên tay.
-----
(1)Phiến chữ nhật là chỉ quan mão của đế vương, chư hầu thời cổ, tên
cũ là “diên”, cũng gọi là “miện bản”. Đứa mang phiến chữ nhật trên chóp
sọ chính là “tiểu trượng phu mặc áo mão thời xưa”, được nói đến trong
“Lời tựa”. Mấy câu văn ngôn bên dưới hắn đọc thuộc lòng cũng mô phỏng
từ sách “Thượng thư”.
Một đứa đứng chếch vào giữa hai chân Nữ Oa nhìn lên, vừa thấy bà
thì hoảng hốt đưa ra một mảnh trúc. Bà nhận lấy xem thử, mảnh trúc xanh