CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 67

Hoài. Khiến cho sông Hoài từ đó bình yên đổ ra biển” (Theo sách “Đường
Tống truyền kỳ tập” do Lỗ Tấn biên tập).

(1)Đan Chu là con của vua Nghiêu, theo sử sách miêu tả là bất tài, do

đó vua Nghiêu không truyền ngôi cho hắn mà nhường lại cho Thuấn.

Tin Vũ sắp hồi kinh vốn đã truyền đi từ rất lâu, mỗi ngày đều có một

đám người ra đứng nơi cửa ải, xem thử nghi trượng của ông đã tới chưa.
Hoàn toàn không thấy gì hết. Nhưng tin tức càng truyền đi thì lại càng cấp
bách, cũng tựa như càng chân thật. Một buổi sáng trong xanh và mát mẻ,
cuối cùng Vũ đã vào đến đế đô của Ký Châu, giữa cảnh tượng muôn dân tụ
tập chen chúc. Trước mặt không hề có nghi trượng, chỉ có một nhóm tùy
tùng dáng vẻ như ăn mày. Sau cùng là một gã đàn ông chân tay thô ráp, mặt
đen râu vàng, chân vòng kiềng, hai tay bưng một tảng đá lớn, đỉnh nhọn và
đen nhánh - đó chính là ngọc “Huyền khuê” (1)do Đế Thuấn ngự ban, anh
ta luôn miệng nói: “Làm ơn, làm ơn đi, nhường tôi một chút, nhường tôi
một chút”, rồi chen giữa đám người để tiến vào trong cung.

Dân chúng bên ngoài cung hoan hô, bàn tán, âm thanh vang vọng như

sóng lớn của Chiết Thủy (2)dâng trào.

-----

(1)“Khuê”là một loại dụng cụ làm bằng ngọc, thân dài đầu nhọn, các

chư hầu, đại phu thời cổ thường cầm khi thượng triều và những lúc bái tế.

Thiên “Vũ cống” trong sách “Thượng thư” chép: “Vũ dâng ngọc

Huyền khuê, tâu rõ thành công”.

Thiên “Hạ bản kỷ” trong sách “Sử ký” cũng chép: “Vua ban cho Vũ

ngọc Huyền khuê để bố cáo thành công với thiên hạ”.

(2)Tức sông Tiền Đường.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.