CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 65

-----

(1)Trong Kinh Dịch, quẻ Cổ, hào Sơ lục viết rằng: “Cán phụ chi cổ,

hữu tử, khảo vô cữu” (Sửa sang sự đổ nát của cha, nhờ con mà cha không
có lỗi). Về sau, hễ con cái mà có thể tiếp tục và hoàn thành được sự nghiệp
dang dở của cha thì gọi là “cán cổ”.

(2) Sách “Tả truyện: Chiêu Công thất niên” có chép: “Xưa vua Nghiêu

giết Cổn ở Vũ Sơn, Cổn chết hóa thành gấu vàng rồi chạy vào trong hang
Vũ”.

Ông đưa tay chỉ về phía hai bên. Đám quan viên từ vị râu tóc bạc phơ,

râu tóc hoa râm, mặt trắng trẻo, béo tốt túa mồ hôi dầu cho đến vị béo tốt
mà không túa mồ hôi dầu, nhìn theo ngón tay ông chỉ, thấy một hàng người
đen đũi gầy nhom như ăn mày, ngồi bất động, không nói, không cười, y hệt
như tượng đúc bằng sắt.

4.

Vũ đi rồi, thời gian cũng trôi qua rất nhanh, thấm thoát mà quang cảnh

của kinh sư đã ngày càng hưng thịnh. Trước tiên là đám người giàu đã có
vài tấm áo lụa tơ tằm để mặc, sau đó là trông thấy quýt, bưởi được bày bán
ở các tiệm trái cây, tiệm vải cũng treo lên mấy bộ áo quần rực rỡ, trên bàn
tiệc của phú ông đã có nước tương ngon, vi cá hầm, rau trộn hải sâm, tiếp
nữa, cuối cùng họ cũng có đệm da gấu và áo khoác da cáo, các vị phu nhân
cũng được đeo khuyên tai vàng ròng với xuyến bạc.

Chỉ cần đứng trước cửa lớn là nhìn thấy đủ các sự việc mới mẻ: Hôm

nay đẩy tới một xe tên bằng trúc, ngày mai kéo một lô phách gỗ tùng đi
qua, có bữa còn khiêng cả một hòn giả sơn kỳ quái, có lúc lại mang cá sống
về ăn tươi, có hôm là một bầy rùa to lớn, dài đến một thước hai tấc, co rút
đầu, bị xếp trong lồng tre và được dùng xe kéo chở về phía hoàng thành.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.