CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 7

năm. Lúc bấy giờ đang là chiến tranh Nga - Nhật. Trên phim, tôi tình cờ bắt
gặp một người Trung Quốc vì làm tình báo nên sắp bị xử chém, từ đó tôi
cảm thấy: Tại Trung Quốc, y học tốt cũng vô dụng, cần phải có một cuộc
vận động rộng lớn… trước hết là đề xướng văn nghệ mới. Tôi bèn rút học
bạ rồi về Tokyo, cùng mấy người bạn lập ra vài kế hoạch nho nhỏ, song lần
lượt thất bại. Tôi lại muốn sang Đức, cũng thất bại luôn. Cuối cùng, do mẹ
tôi và những người khác (1)đang trông chờ sự giúp đỡ của tôi về mặt kinh
tế, nên tôi trở về Trung Quốc. Khi đó tôi hai mươi chín tuổi.

-----

(1)Chỉ vợ chồng em trai Lỗ Tấn là Chu Tác Nhân và Habuto Nobuko

(Vũ Thái Tín Tử).

Tôi vừa về nước, liền đến Trường Sư phạm lưỡng cấp của Hàng Châu,

Chiết Giang làm giáo viên dạy Hóa học và Sinh học, sang năm thứ hai thì
ra đi, tới làm Giám hiệu ở Trường Trung học Thiệu Hưng, đến năm thứ ba
lại ra đi. Chưa biết đi đâu, tôi muốn vào làm biên dịch trong một hiệu sách,
cuối cùng bị từ chối. Nhưng rồi cách mạng cũng bùng nổ, sau khi quang
phục Thiệu Hưng, tôi làm hiệu trưởng trường sư phạm. Chính phủ cách
mạng thành lập ở Nam Kinh, Bộ trưởng Bộ Giáo dục mời tôi làm nhân viên
Bộ, chuyển tới Bắc Kinh, kiêm thêm chức giảng viên Khoa Quốc văn của
Đại học Bắc Kinh, Đại học Sư phạm và Đại học Sư phạm nữ. Đến năm
1926, có mấy vị học giả tố cáo lên Chính phủ Đoàn Kỳ Thụy (1), nói tôi
bất hảo, đòi bắt giữ tôi, nhờ có người bạn Lâm Ngữ Đường giúp đỡ, tôi tới
làm giáo sư ở Đại học Hạ Môn, đến tháng 12 thì ra đi, tới Quảng Đông, làm
giáo sư Đại học Trung Sơn, tháng 4 từ chức, tháng 9 rời Quảng Đông, từ đó
sống luôn ở Thượng Hải.

-----

(1) Đoàn Kỳ Thụy (1865 - 1936), tên thật là Khải Thụy, tự Chi Tuyền,

sinh tại Hợp Phì, An Huy. Ông giữ chức Đại Tổng thống lâm thời của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.