CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI - Trang 8

Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc từ năm 1924 đến năm 1926.

Khi đang du học, tôi chỉ đăng mấy bài viết bình thường trên tạp chí.

Truyện ngắn đầu tiên hoàn thành năm 1918 (1), do được người bạn Tiền
Huyền Đồng khuyên nhủ, viết xong đăng lên báo “Tân thanh niên”. Khi ấy
chỉ dùng mỗi bút danh “Lỗ Tấn”, song cũng hay dùng tên khác trong các
bài tiểu luận. Hiện tại, có hai tập truyện ngắn đã được in thành sách: “Gào
thét”, “Bàng hoàng”, một cuốn luận văn, một quyển hồi ký, một tập thơ văn
xuôi, bốn tập tiểu luận, ngoài những tác phẩm biên dịch không tính, được
in thành sách còn có “Trung Quốc tiểu thuyết sử lược” và “Đường Tống
truyền kỳ tập” do tôi biên tập.

Ngày 16 tháng 5 năm 1930

-----

(1)Tức truyện ngắn “Nhật ký người điên”.

(*) Lỗ Tấn tên thật là Chu Chương Thọ, tự Dự Tài, khi đi học có tên

Chu Thụ Nhân. Ông là hậu duệ của nhà lý học nổi tiếng Chu Đôn Di thời
Tống và còn là người cùng tông với Thủ tướng Chu Ân Lai. Cha Lỗ Tấn
tên Chu Bá Nghi, mẹ tên Lỗ Thụy, Chu Tác Nhân là em thứ hai của ông.
Ngoài ra, ông còn có hai người em trai là Chu Kiến Nhân, Chu Xuân Thọ
và một người em gái tên Đoan Cô (mất sớm khi chưa tròn một tuổi).

Về bút danh Lỗ Tấn, chữ “Lỗ” là họ mẹ, còn chữ “Tấn” là từ bút danh

“Tấn Hành” mà ông đã dùng trước đó.

Trong bài “Khởi nguyên của “AQ chính truyện” viết ngày 18 tháng 12

năm 1926, ông nói: “Bút danh tôi từng dùng không phải chỉ có một: LS,
Thần Phi, Đường Sĩ, Mỗ Sinh Giả, Tuyết Chi, Phong Thanh. Trước nữa thì
có Tự Thụ, Sách Sĩ, Lệnh Phi, Tấn Hành. Lỗ Tấn là kế thừa từ Tấn Hành
mà sinh ra, bởi vì khi ấy, người biên tập báo “Tân thanh niên” không muốn
thấy ký tên giống như là biệt hiệu”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.