CHUYỆN ĐỂ QUÊN - Trang 30

Khiêng máy

Đối với những người làm việc ở các cơ quan chuyển từ xuôi lên

Việt Bắc thì chuyến ấy - đầu mùa đông năm 1947, quân Pháp
nhảy dù xuống Bắc Kạn, họ được bắt đầu làm quen, và mới thật
biết thế nào là rừng núi.

Rừng Bắc Kạn không còn bóng dáng lúi húi, quanh quẩn, u uất

như rừng Thái Nguyên và Yên Thế Thượng. Nhưng rừng Bắc Kạn
cũng chưa rỡn lên từng đợt, từng đợt rồi mở ra những cánh đồng
khoáng đãng trên cao như Cao Bằng. Rừng Bắc Kạn xanh rợn
người. Vắt ngang, trên núi Phia Bióc, bắt đầu từ mỏm Píc Cáy,
vươn qua huyện Chợ Rã, thò chân rết sang huyện Chợ Đồn và Ngân
Sơn, nối Bắc Kạn âm u với Cao Bằng trên cao.

Quân Pháp chiếm ngã ba Phủ Thông.

Nhà in báo “C

u quốc Vit Bắc” chạy lên đường Chợ Rã rồi vào

rừng. Từ Phủ Thông đến cánh rừng Khuổi Khún này còn trên mười
cây số. Như thế, cũng tạm gọi là xa. Và, bao giờ cũng vậy, con người
thường ưa điều vui, cho nên, mặc dầu túi bụi chạy giặc, mấy chục
mạng người nằm rừng quây quần lại, cũng tạo ra những trò nhộn để
khuây khỏa nỗi lo lắng và có lẽ cũng để bình tĩnh hơn nữa, trong cơn
gay go. Cứ tối đến, các lán sàn trên sàn dưới, hai tầng ghép bằng
ống vầu tươi, người nằm ngồi ngổn ngang. Một ngày cật lực
khiêng máy, vác giấy, tải gạo, tải muối. Rồi mai lại cật lực khiêng…
lại cật lực khiêng… Tưởng như mỗi khi ngả lưng xuống thì thiếp đi
đến chết. Tiếng moóc-chi-ê ình oàng vào sương đêm, không biết
từ phía nào. Nhưng chẳng ai có thể chợp mắt. Từ chập tối đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.