truy
ện (1978), Ba người khác ... Anh Tô Hoài không thích nói chuyện
sách vở nhưng khi nói chuyện đụng đến những công trình nghiên
cứu thì thấy anh có đọc và đọc khá nhiều. Tôi vẫn cho rằng khổ
công đọc sách là một biểu hiện đáng tin cậy của sự khiêm tốn, có thể
giả vờ khiêm tốn trong ứng xử nhưng đọc sách thì không giả vờ được.
Trong một chuyến thày trò trường viết văn Nguyễn Du hành hương
về Tiên Điền, Nghi Xuân thăm quê hương đại thi hào có nhà văn Tô
Hoài, chủ tịch đầu tiên và cuối cùng Hội đồng giáo dục Trường
Nguyễn Du cùng đi. Trong buổi lễ viếng mộ, mọi người nín lặng khi
nhà văn Tô Hoài bước ra đứng trước mộ. Ông thắp nhang, rưới rượu
lên mồ rồi ông rót rượu vào cái chén ông cầm trên tay và uống
cạn chén rượu trước mộ Nguyễn Du và trước mặt mọi người. Tôi nghe
tiếng mấy sinh viên viết văn thì thào: “Tô Hoài tranh thủ uống
rượu”, “Tô Hoài cũng ngang đấy chứ”... Tôi nghĩ đến hai câu thơ
chữ Hán trong bài thơ Đối t
ửu của Nguyễn Du:
Sinh tiền bất t
ận tam bôi tửu
T
ử hậu thùy kiêu mộ thượng bôi.
Diễn nghĩa:
Lúc sống không uống c
ạn hồ rượu
Chết rồi ai r
ưới ruợu trên mồ cho?
Làm đề tài nghiên cứu khoa học, về bất kỳ vấn đề nào anh
Tô Hoài cũng có chủ kiến riêng. Về vấn đề tranh luận: làm thơ
bằng ý hay bằng ch
ữ ? Ý kiến của Tô Hoài: làm thơ bằng chữ
nhưng vấn đề là người làm thơ sống nh
ững chữ của mình như thế
nào? Tôi thấy nói như vậy cũng là rõ và đủ. Đề tài của chúng tôi
được phân thành nhiều vấn đề. Giải quyết mỗi vấn đề, trong