Văn hóa cứu quốc, những năm đầu kháng chiến... anh Tô Hoài
vẫn nhớ và nhớ tường tận. Những chuyện anh hồi tưởng và kể lại bao
giờ cũng hấp dẫn. Anh rất quan tâm đến sự chính xác: tên người,
địa danh, niên đại, những sự kiện lịch sử và những chi tiết của đời
sống thực tại. Tô Hoài hay nhận xét về những chỗ sai, không chính
xác trong các bài báo, bài văn và công trình nghiên cứu anh đọc
nhưng tôi chưa thấy ai nêu những điều không chính xác trong
những trang viết của anh. Duy có một lần Nguyễn Nguyên, một ký
giả lão thành ở Sài Goòng nói với tôi: “Trong bút ký, hồi ký của Tô
Hoài có những chi tiết thần tình, phải là một người sành ăn thì
miếng thịt chó ngon mới gọi là “đặm và phải chăng cái miếng thịt”.
Chỉ tiếc là trong một bài viết về “xóc đĩa” đăng trên Kiến th
ức
ngày nay hồi năm trước có những chi tiết sai, tôi có cảm tưởng là
Tô Hoài chưa từng bước chân vào sòng xóc đĩa.”
Nghe anh Tô Hoài hồi ức về “những năm tháng, con người và
cuộc đời”, tôi hình dung một lịch sử văn hóa, văn nghệ khác, không
giống như những điều được trình bày trong những bộ sử đã công
bố, nó phong phú hơn, sống động hơn, chứa chất kịch tính, xem ra
thảm hơn, mà cũng lớn lao hơn. Cuối cùng thì tôi thông, họp tuần
một lần không phải là nhiều vì đề tài nghiên cứu của chúng tôi có
liên quan mật thiết đến lịch sử văn hóa. Những chuyện anh Tô
Hoài hồi tưởng và kể lại thiên về giải ảo hơn là ảo hóa những người
thật, việc thật. Cách nhìn giải ảo thường là một nhân tố tiến bộ
trong văn hóa, nhất là khi người giải ảo có ý thức đặt sự thật cao hơn
những ước lệ và cấm kỵ. Tô Hoài quá hiểu lịch sử và lịch sử xem ra
cũng nể ngòi bút hồi ký của ông. Tô Hoài không chỉ là một nhà tiểu
thuyết phong tục có hạng, tác giả Cát b
ụi chân ai còn là một tác gia
hồi ký bậc thày, vả chăng những truyện hay của Tô Hoài thường là
mang tính chất hồi ký: Giăng thề (1943), M
ười năm (1957 ), Tự