bộ hơn cả những người bạn ký túc xá. Ông nhớ lại: “Tôi dành phần lớn thời
gian ở đó. Chúng tôi cùng nhau chơi trò Double Dragon” – một trò chơi đối
kháng nổi tiếng từ những năm 1980 lúc đó được chuyển từ máy chơi điện tử
sang máy tính cá nhân. Những máy chủ ở câu lạc bộ máy tính, thuộc sở hữu
của khoa Khoa học Máy tính, cho phép các thành viên câu lạc bộ sử dụng
một kỹ thuật kết nối gọi là giao thức chuyển tập tin, hay FTP, để tìm kiếm
những chương trình nằm đâu đó trên Internet. Kalanick nhớ lại: “chúng tôi
tìm kiếm những tập tin mp3 trên các trang FTP” – những tập tin nén nhạc kỹ
thuật số lưu trữ trong máy tính – “và giải những câu đố động não kỳ quái,
nhức óc. Đó là những gì chúng tôi đã làm.”
Bất chấp sự phát triển nhảy vọt của những công ty Internet phía Bắc, câu lạc
bộ máy tính dường như chỉ quan tâm đến niềm vui và những trò chơi. Chính
trong bối cảnh này, Busam nảy ra một ý tưởng vào mùa thu năm 1997. Vào
thời điểm đó, tất cả máy tính trong ký túc xá của UCLA đều sử dụng hệ điều
hành và kết nối với nhau. Ngạc nhiên thay, ít nhất theo những tiêu chuẩn sau
đó, thiết lập mặc định của những chiếc máy này cho phép họ không chỉ giao
tiếp mà còn có thể chia sẻ những tập tin lưu trữ trên máy cho những người
dùng trong mạng lưới mà không cần mật khẩu. Kalanick nói, “Lúc đó tường
lửa chưa tồn tại.”
Tình trạng lỏng lẻo này tạo ra một cơ hội. Busam nghĩ rằng sẽ rất thú vị nếu
có thể xây dựng một chương trình tự động tìm kiếm các tập tin đa phương
tiện trên tất cả máy tính nối mạng và sau đó liệt kê ra các kết quả. Kỹ thuật
này đã quá quen thuộc với bất kỳ ai sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm thông
tin hay các trang giải trí. Dự định ban đầu đơn thuần chỉ là mô phỏng hành
vi trao tay nhau những album nhạc thường thấy của các sinh viên. Todd,
người giúp Busam viết những đoạn mã đầu tiên, cho biết: “Chúng tôi bắt
đầu tìm nhạc và nghe trong phòng ký túc xá của Vince.”
Bộ đôi này lẽ ra chỉ có thể hoạt động bên trong một ký túc xá đại học, nhưng
nhờ sự thần kỳ của mạng kết nối – điều bất khả thi trước khi xuất hiện tín
hiệu ARPANET đầu tiên từ Hội trường Boelter – họ đã tiếp cận được số