một mạng lưới truyền thông do chính phủ cấp quỹ gọi là ARPANET. Từ tín
hiệu đầu tiên đó giữa hai “nút” trên mạng lưới – nút nhận nằm ở Stanford –
Internet đã ra đời.
Hai mươi năm sau, sự kiện lịch sử đó đơn thuần chỉ là một câu chuyện kể
với các sinh viên ngành máy tính của UCLA, ngay cả khi cuộc cách mạng
mới nhất của Internet – World Wide Web, đã sản sinh ra rất nhiều những
công việc kinh doanh sinh lời. Nhưng những lập trình viên phần mềm trẻ
tuổi này biết họ đang trải nghiệm một công ty độc đáo khác và đó là nơi
thích hợp để có thể chơi đùa cùng nhau. Nơi đó, cũng nằm trong Hội trường
Boelter, là Hiệp hội Cử nhân Khoa học Máy tính (UCSA) của trường. Theo
lời Michael Tood, một thành viên hiệp hội vào giữa những năm 1990, đó là
một dạng “câu lạc bộ”, nơi mà những sinh viên cùng chí hướng có thể thư
giãn cùng nhau sau giờ học, chơi điện tử và nói chuyện về máy tính. Câu lạc
bộ cũng giúp “xây dựng hồ sơ tuyển dụng”, Todd nhớ lại, một dấu hiệu cho
thấy kỹ năng cứng và kỹ năng mềm đều quan trọng khi một người trẻ tuổi
tìm việc.
Với căn phòng chứa đầy các trang thiết bị máy tính và những chiếc ghế đi-
văng lộn xộn không đồng bộ, hiệp hội này vận hành như một hội sinh viên,
và tình cảm này càng gắn bó bởi sự khan hiếm nữ giới. Các sinh viên này
nhanh chóng trở thành những người bạn. Ilya Haykinson, từ Mát-xcơ-va di
cư đến Mỹ khi còn nhỏ, là bạn của Todd – đến từ Hạt Marin, một khu ngoại
ô phía Bắc San Francisco. Là người hướng nội, Haykinson nhớ lại khoảng
thời gian hòa nhập vui vẻ với đám đông ở UCSA. Lúc đó, người bạn cùng
lớp Dan Rodrigues là chủ tịch câu lạc bộ. Hai thành viên khác là Vince
Busam, một người rất đam mê bóng chuyền, sống chung ký túc xá với Todd,
và Kevin Smilak, cư dân Bay Area.
Chàng sinh viên sau đó trở thành thành viên nổi tiếng nhất của câu lạc bộ
ngay cạnh đó. Travis Kalanick, đến từ Thung lũng San Fernando gần đó và
theo học cả hai ngành máy tính và kinh doanh, nhanh chóng bị hút về câu
lạc bộ. Kalanick nói rằng ông cảm thấy thân thiết với các thành viên câu lạc