không gắng học, hai em con mà lười học nữa thì số ruộng ít ỏi chia
ra cho ba đứa, mỗi đứa có được bao nhiêu đâu mà sống, mà cưới
vợ sinh con. Đất mỗi ngày mỗi chật, người mỗi ngày mỗi đông, con
hiểu không!”.
Tôi bước chân vào Trường cao đẳng Sư phạm TP.HCM - nay là
Trường đại học Sài Gòn. Ba má tôi vui mừng bao nhiêu thì niềm vui
của tôi được nhân lên gấp bấy nhiêu lần. Nối gót theo tôi, em
trai kế tôi cũng vào được đại học, rồi thằng út vào trường trung
cấp.
Giờ thì cả thảy sáu anh em tôi đều đã có gia đình, có nhà riêng.
Còn ba má tôi lên chức ông nội bà nội, ông ngoại bà ngoại. Ba tôi đã
ngoài 70 tuổi, 50 cao ruộng ba cho người ta thuê. Năm được mùa,
người thuê đóng lúa vừa đủ cho ba má tôi ăn cả năm. Năm thất
mùa thì ba má tôi xí xóa cho người thuê ruộng... Đôi khi ba cho tôi
hoặc các em mượn bằng khoán 50 cao ruộng ấy thế chấp ngân
hàng vay vốn sửa lại căn nhà, kinh doanh nhỏ...
Thời gian trôi, thửa ruộng ấy bây giờ không ai thuê vì ở quê tôi
người bán ruộng, người bỏ ruộng đi làm thuê làm mướn đủ mọi
nghề lấy tiền mua gạo ăn chứ không ai dám làm ruộng vì không
đủ ăn. Chờ Nhà nước quy hoạch là người ta phân lô, trồng trụ
ximăng và treo bảng bán đất! Nhớ hồi nhỏ nghe ba ước mơ: “Giá
có tiền ba mua thêm vài chục cao ruộng để làm thêm cho đủ cả nhà
ăn, có dư lúa dự phòng năm thất mùa không phải ăn độn khoai”.
Giờ thì ba gọi tôi và hai đứa em trai về bảo: “Trong ba đứa, đứa
nào đứng ra nhận phần ruộng hương hỏa để làm đây? Ba bỏ ruộng
hoang mấy năm nay rồi. Đường vô ruộng bây giờ Nhà nước quy
hoạch mở đường rải đá... giá đất tăng nhiều... Không đứa nào làm