Không đành lòng bán ruộng
= NGUYỄN TẤN LỢI (Củ Chi, TP.HCM)
Bà cố nội để lại cho ba tôi 50 cao ruộng (5.000m2) hương hỏa.
Những năm 1980, khi chưa có nước kênh Ðông từ lòng hồ Dầu
Tiếng chảy về, ba tôi chỉ làm được một vụ, lúa tạm đủ đổ vào bồ
để nuôi sáu đứa con ăn học.
Mùa lúa ở quê tôi bắt đầu từ giữa tháng 6 âm lịch. Ăn Tết
Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5) là ba tôi bắt mạ. Những ngày hè, tôi -
lúc đó 16-17 tuổi - thường theo ba đi cày, đắp bờ ruộng, nhổ mạ,
cấy lúa... nên hiểu công việc nhà nông cực khổ thế nào.
Quê tôi, ngoại thành TP.HCM, ruộng không nhiều, phần lớn
nhà nông làm ruộng chỉ cốt mong sao có đủ lúa ăn, chứ không phải
để bán hay xuất khẩu như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Năm nào mưa thuận gió hòa cả nhà tôi mới được ăn cơm trắng,
còn thức ăn ở nhà quê có gì ăn nấy, mắm muối, con cá đồng, con
tép, con cua, con gà, con vịt tự nuôi để cải thiện bữa ăn. Năm nào
mùa màng thất bát thì phải ăn cơm độn khoai.
Những lúc theo ba ra ruộng, ba thường khuyên dạy tôi duy nhất
một điều: “Con gắng mà học chữ cho tốt! Có cái chữ rồi đi làm
thầy, làm thợ, chứ làm nông dân như ba cả cuộc đời vất vả lắm.
Hơn nữa bà cố chỉ để lại cho ba có 50 cao ruộng thôi, ba có sáu
người con, ba đứa con gái lớn lên lấy chồng về nhà chồng. Nhà
chồng giàu hay nghèo là số con gái phải chịu, như má con lấy
chồng theo ba về làm nông dân vậy đó. Còn ba đứa con trai, con