Ông Sáng mù
= A MÚ (KTX Đại học Quốc gia, Thủ Đức, TP.HCM)
Ông tên Sáng, nhưng để phân biệt với những người cùng tên trong
xóm, người ta gọi ông là “Sáng mù”. Khi lên 5, A Sáng lên ban, bà mẹ
nghĩ rằng đây là bệnh thông thường của trẻ nhỏ, vài ngày sẽ tự khỏi.
Nhà nghèo quá chẳng nghĩ đến chuyện chữa chạy, thế là ông bị mù
hẳn từ đó.
Ông không hơn tuổi ba tôi là mấy nhưng tôi vẫn quen gọi bằng
ông, bởi lẽ vẻ khắc khổ hằn sâu trên khuôn mặt làm ông già hẳn so
với tuổi. Từ lúc lọt lòng, cái nghèo đã bám rịt lấy ông. Năm đó đói
quá, nhà cũng không có mà ở, mẹ con ông ở nhờ tạm trong chuồng
heo cũ của người ta. Mẹ của ông chết do bệnh và không có cái ăn.
Ông không có vợ, “ai thèm lấy một người vừa nghèo lại vừa mù”,
mà ông cũng chẳng muốn mình trở thành gánh nặng của ai. Một
mình ông lầm lũi hai mùa mưa nắng ở nhà tình thương do Nhà
nước cấp và nhận hỗ trợ hằng tháng từ hội người mù. Đường đi lối
lại ông đã nằm lòng. Gần 60 năm sống trong bóng tối, ông không
còn lạ lẫm với mọi thứ xung quanh.
Ngày còn trẻ, ông làm đủ mọi việc. Vì không thấy đường nên ông
phải nỗ lực gấp mấy lần người bình thường. Ông làm cỏ mướn, đào
giếng, đan thúng..., không thua gì người sáng mắt. Hồi đó, cứ sắp
tới mùa gặt, cần thúng to hơn cỡ bình thường để đựng lúa thì người
trong xóm đi chặt tre nứa về nhờ ông đan rồi trả công. Ông làm hơi