lâu nhưng thúng ông đan chắc chắn và đẹp. Ba tôi bảo: “Mấy
người sáng mắt chưa chắc làm được như anh Sáng”.
Tuổi tác cướp dần sức lực con người, thế là ông lại xoay sang bán
vé số. Ngày nào ông cũng dậy sớm khua gậy đi bộ 3-4 km. Có lẽ do
người già sợ phải ở nhà một mình và quan trọng hơn với ông là kiếm
đồng ra đồng vô để “mai mốt không đi được nữa thì biết làm gì?”
và “chết rồi cũng có tiền để ma chay”. Mỗi ngày chỉ kiếm được
vài chục ngàn đồng, ông tích cóp và gửi má tôi giữ giùm phòng đau
bệnh còn có tiền thuốc thang.
Từ ngày xài tiền polymer, ông khó lòng phân biệt tiền thật, tiền
giả. Mà sự đời lại trớ trêu với ông, không biết bao nhiêu lần ông bị
người ta lừa, giật vé số. Có lần ông đến nhà tôi vào trưa nắng
khóc hu hu vì bị đám thanh niên bảo xem số rồi nhẹ nhàng cầm
cọc vé phóng xe đi mất. Ông cứ đứng giữa nắng đợi chọn số, nóng
ruột hỏi: “Nị
lấy mấy tờ, sao lựa lâu quá?”. Mấy người đi ngang
qua hỏi ông sao lại đứng giữa nắng nói chuyện một mình, lúc đó ông
mới hay mình bị lũ thanh niên kia lừa.
Ông đã nghỉ bán gần một tháng nay vì ngày càng nhiều người
bán, ông lại chẳng chào mời gì được, ai thương thì mua giùm, mà lâu
lâu gặp kẻ xấu bụng thì chẳng những không lời mà còn phải bỏ tiền
túi ra bù lỗ.
Có lần ông bị tăng huyết áp tưởng không qua nổi. Ba tôi tìm
mấy cái bệnh viện mới thấy ông, ông vội giật dây truyền nước biển
bảo phải “cho ngộ
về nhà”. Đưa về nhà, ông vừa khóc vừa nói:
“Tới ngày rồi”. Ba tôi đùa: “Anh sợ tới ngày chết hả?”. “Không, hôm
nay là ngày trùng cửu (9-9 âm lịch), lo ra quét dọn mộ cho a má
”.
Thấy vậy, ba tôi la ông: “Để ngày khác đi. Đang đau yếu đi sao