- Thưa cô... Nhờ cô mà em được... có... có ba!
Ðôi mắt cậu bé ánh lên niềm hạnh phúc vô biên. Tôi bần thần
kéo em vào lòng: “Ðức ơi! Em nói gì vậy?”.
Chúng tôi ngồi trước hiên nhà, trăng vàng soi xuống một thứ
ánh sáng huyền diệu... Ðức tin cậy kể cho tôi nghe chuyện gia đình.
Ba mẹ em đã xa nhau từ lâu vì hoàn cảnh, khi Ðức còn nằm trong
bụng mẹ. Em chưa bao giờ gặp được ba. Bỗng dưng tuần trước, ông
từ xa về thăm hai mẹ con. Thì ra có người chú họ ở Ninh Hòa đọc
được bài viết về em, xúc động liền báo cho ba em hay. Dù ba đã có
gia đình khác, nhưng do tình cha con nên ba em tìm về. Có lẽ cuộc
sống của ông cũng không dư dả mấy, bởi dáng vẻ cũng cơ hàn lắm.
Thế nhưng ông lần trong mấy lớp áo lấy ra hai chỉ vàng y cẩn
trọng đưa cho má em, xin lỗi và năn nỉ bà cho em đi học lại... Kể đến
đây, Ðức ngập ngừng:
- Nhờ cô mà... má em đã chữa lành bệnh còn sắm được gian hàng
nhỏ bán gạo nữa. Em... em cảm ơn cô nhiều lắm!
Nói xong, Ðức vụt chạy ra sân, quay xe ra ngõ, phóc lên yên chiếc
ba gác, đạp thật nhanh trong khi tôi như vẫn chưa bừng tỉnh khỏi cơn
mê từ câu chuyện có hậu ngọt ngào này. Ðó chỉ là một bài báo tường
của tôi tình cờ được thầy Hồ Ðăng Ðức (thầy giáo cũ kính yêu dạy
tôi năm lớp 11 Trường Trần Bình Trọng) đọc. Xúc cảm, thầy bảo tôi
chép lại và gửi báo Khánh Hòa . Vâng lời thầy, tôi đã gửi. Và bài báo
đã giúp em Ðức nhận được tình cha.
Từ đó tôi thường viết những điều tôi cảm nhận được gần gũi
quanh mình. Nhưng rồi kỷ niệm về bài viết Giá như hồi ấy đã làm
tôi chùn bước. Ðó là chuyện bên cạnh nhà tôi có gia đình anh Bảy P.