đông con nên cuộc sống rất khó khăn. Sau nhờ thực hiện sinh đẻ có
kế hoạch và biết cách tổ chức làm ăn nên gia đình anh đã khá lên
từng ngày. Ðến thăm nương rẫy anh đã nghe tiếng cười giòn giã của
chị ở bên gắp thịt rừng vừa nướng lên thơm phức, thích quá nên tôi
đã viết thành bài. Báo Khánh Hòa vừa đăng thì đài phát thanh xã
phát đi phát lại bài viết ấy trong hai tối. Nghe cũng hay hay...
Nhưng thật bất ngờ, trưa hôm ấy lúc tôi chuẩn bị đến trường
thì anh Bảy P. mình trần trụi, huơ chân múa tay trước cổng nhà tôi.
Hoảng sợ, tôi vội chốt cửa thật chặt mà nghe “tim đập chân run”.
Ngoài kia anh Bảy P. chửi toáng lên và trách cứ: “Tui nghèo tui khổ kệ
ông kệ cha tui, mắc chi cô đưa tui lên báo, lên đài!”. Cứ thế, anh la
lối mặc cho hàng xóm can ngăn. Xô được cánh cổng gỗ, anh lăn bừa
lên những đám cải non xanh mơn mởn, công sức hơn cả tháng trời vợ
chồng tôi chăm bón. Khi mọi người lôi được anh ra cũng là lúc vườn
rau của tôi tơi nát, tan hoang!
Sau đó, qua hỏi han tôi mới biết do anh nghe không rõ đầu
đuôi, trong lúc lai rai bên chén rượu anh chỉ biết lờ mờ là tôi kể khổ
về anh. Ðể chắc chắn, anh qua Ðài phát thanh xã Ninh Sim hỏi,
người phát thanh thật thà bảo: “Cô giáo Là bên nhà viết về anh đó,
quá đã còn gì!”. Thế là trong cơn men, sự việc đã xảy ra!
Không hiểu do còn non tay hay vì không có duyên với báo chí mà
kể từ đó tôi không muốn viết nữa. Dẫu không theo nghiệp bởi thấy
mình chưa đủ sức nhưng lòng tôi vẫn nung nấu một ước mơ: một lúc
nào đó duyên báo chí lại đến, tôi lại có cơ may được viết, để được
bứt hương trên ngọn cây
hay đào gốc cây nhâm nhi rễ đắng
, chấp
nhận những ngọt ngào lẫn cay đắng của nghề.