trong làng. Tôi không có ý phê bình, nhận xét xấu đẹp, nết na... gì
gì, vì mình đâu có hơn ai, thôi thì mẹ đặt đâu ngồi đó cho xong.
Những năm đầu mới giải phóng đám cưới diễn ra thật đơn giản.
Của sính lễ là đôi bông tai mượn của bà chị thứ hai, không biết mẹ
tôi nói sao mà sau ngày cưới cô dâu vui vẻ trả lại đôi bông tai đó cho
người chị. Hành động của cô dâu làm tôi cảm động và quý mến.
Chúng tôi dìu dắt nhau qua cơn khó khăn, túng thiếu, trong tình
thương vô bờ bến của mẹ, dưới mái nhà đơn sơ, khi nắng chói
giống như một lò lửa, lúc trời mưa tầm tã dột ướt không trừ chỗ
nào.
Sau cơn mưa trời lại sáng. Thời bao cấp trôi qua, người dân làm
ăn khá lên, nhu cầu ăn mặc tăng dần. Nghề thợ may trở nên đắc
dụng. Tôi mở một quán may nho nhỏ trong làng, vào mùa cá và dịp
tết đồ lãnh may không hết đến nỗi phải xin lỗi khách hàng không
dám nhận thêm. Đường kim sắc sảo, cẩn thận vừa lòng khách hàng,
uy tín ngày được nâng cao, chẳng bao lâu tôi nổi tiếng khắp xã, nhờ
vậy có công ăn việc làm quanh năm. Tiện tặn, tích cóp, chỉ vài năm
sau tôi xây được một căn nhà khang trang đầy đủ tiện nghi.
Bây giờ mẹ tôi không còn vất vả thức khuya dậy sớm như trước
kia, bà chỉ trông nom việc nhà, vui đùa với các cháu. Tôi vừa làm vừa
học tích lũy kiến thức gần cả chục năm trời ròng rã, nuôi con khôn
lớn, dựng vợ gả chồng. Xưa nhờ đôi bàn tay của mẹ dìu dắt tôi vào
đời, nay do đôi bàn tay của tôi làm nên sự nghiệp, có sự góp công của
người vợ hiền và của các con làm nên hạnh phúc một mái ấm tứ đại
đồng đường.
Tôi không ham nhà cao cửa rộng mà hài lòng với ngôi nhà cấp 4
của mình. Nơi đó, mỗi buổi trưa về trên chiếc võng tơ người vợ