danh Hậu, mỗi người 15 mẩu; phần danh Tình đã chết rồi, thì giao cho con
trai là danh Cao lảnh làm của riêng. Còn 20 mẩu thì để làm phần dưỡng lảo,
danh Hưởng sống thì ăn, chết thì để lo cấp táng cùng làm hương hỏa cho
danh Hưởng, đến khi danh Hưởng chết, sự thể làm sao, làng chúng tôi ở xa,
không rõ, các lời.
Hỏi ra Lê-văn-Chất, là cai tổng Dương-hòa-hạ, niên canh 50 tuổi, quán ở
làng Phước-thạnh; Phạm-đăng-Đạo, là phó tổng, niên canh 48 tuổi, quán ở
làng Đức-hưng, đều trình rằng: hồi danh Hưởng còn sống làm tương phân
sở ruộng Phú-mỷ-tây có mời chúng nó làm chứng. Lời khai cũng y như lời
làng Phú-mỷ-tây, các lời.
Hỏi ra thân tộc, là Lê-hữu-Hưng, niên canh 62 tuổi, quán ở tổng An-
thủy, làng Bình-thung, khai rằng: năm tân-tị tháng hai, không nhớ ngày,
danh Hưởng làm tờ tương phân ruộng cho hai con, là danh Tình, danh Hậu,
có nó dự việc. Phần danh Tình, là trưởng nam, chết sớm, thì về con là danh
Cao, lảnh.
Đến khi danh Hưởng chết, cũng có nó tới, thấy danh Hậu, danh Cao, cả
chú cháu đều lo việc cấp táng. Mỗi khi kị lạp cho danh Hưởng, danh Hậu
cũng có mời thân tộc. Còn sự danh Cao đi ở làng Thanh-ba, bên huyện
Phước-lộc mà nuôi mẹ nó có thất hiếu lẽ gì, trong thân tộc không rõ, các
lời.
Các lẽ trước nầy đã có xét tra.
Tra giấy tương phân làm ra minh bạch, có làng tổng thị chứng.
Tra ra danh Cao, quả là con trưởng nam, cũng là cháu đích tôn Lê-văn-
Hưởng. Ông nội đau không lo nuôi dưỡng, bỏ mà đi xa, đến đổi danh Hậu
là chú nó giành lấy phần hương hỏa, là tại nó lỗi đạo thần hôn; nhưng luận
thiên tính, mẫu tử chí thân, mẹ nó đau nặng phải chết, nó đi nuôi mẹ, cũng
là hiếu, còn khi ông nội nó chết, nó liền trở về nhà chịu tang, thì chẳng phải
là thất hiếu,