10
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Nghĩa là, nhiều người đã tự cho mình quyền ăn miếng trả
miếng. Đối tượng nào mang đến đau khổ, ta có quyền đáp trả lại
đau khổ cho họ ở bình diện tương đương hoặc lớn hơn, nhiều
hơn. Cách ứng xử như vậy không phải giải pháp lâu dài vì có
thể tạo ra làn sóng đối chọi nhau. Theo đạo Phật, cuộc đối chọi
như vậy sẽ không ai là kẻ chiến thắng, cả hai đều là nạn nhân
hứng hết tất cả khổ đau do hận thù, tranh chấp, sân hận đem lại.
Đệ tử của đức Phật phải chọn giải pháp hoàn hảo có thể đã có,
nếu không phải tìm một cách mới để giúp tâm an, thân vui, giúp
mình thoát ra khỏi sự kìm kẹp của thù hận, đối chọi, xung đột,
trả đũa nhau trong đời.
Triết gia Aristotle từng phát biểu: “Nổi cáu hay nổi giận
với người khác là chuyện dễ, nhưng khi mình nổi cáu với
người đáng nổi cáu trong một hoàn cảnh cho phép, ở một
mức độ có thể chấp nhận và cách thức dùng sự nổi cáu đó với
một mục đích tốt là điều không phải dễ dàng tìm được”. Theo
lời phát biểu này, Aristotle chấp nhận nổi cáu dẫn đến sự bạo
động hay dẫn đến thù hận với người khác, coi như điều gì đó
rất được biện hộ (trustify) từ góc độ xã hội.
Theo quan niệm Nhị nguyên của triết gia Aristotle, trong
tình huống đối tượng làm ta nổi cáu là đối tượng xấu, ác cản
trở những việc làm tốt hoặc những người hầu như chỉ đem lại
phiền não cho cuộc đời, sự nổi cáu với những con người như
vậy là được phép. Chấp nhận đối kháng vì cái thiện để giải
quyết vấn đề. Con người có khuynh hướng dùng sức mạnh
lớn hơn để đè bẹp sức lực nhẹ. Dùng cưỡng lực âm thanh
lớn để trấn áp âm thanh nhỏ là phản ứng thường gặp của con
người. Mặc dù âm thanh nhỏ đó vẫn mang lại tiếng ồn. Như
vậy, giải pháp trong trường hợp này là bạo động nhằm triệt
tiêu bằng cản lực, cái nào mạnh cái đó sẽ thắng.
Trong Tam Quốc Chí, ai đã đọc qua tác phẩm này thì không