CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 18

12

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

của Trương Phi khiến cá trở mình làm cầu gãy.

Câu chuyện cho thấy, khi cơn giận dữ trỗi dậy trong tình

huống chiến đấu làm cho con người tăng thêm sức mạnh,

nghĩa khí để giành thắng lợi. Nhờ khả năng tiên tri của

Khổng Minh, Trương Phi đã chiến thắng không hề tốn cây

gươm, người lính nào.

Trong chiến tranh, binh lính được huấn luyện để tiêu diệt

kẻ thù, giết càng nhanh càng tốt, theo nguyên tắc “Trong chiến

trận không được có lòng từ bi”. Quân lính trước khi ra trận đều

được vào quân trường để huấn luyện tư thế sẵn sàng giết địch,

và không tránh khỏi bị địch giết. Do vậy, chiến tranh luôn mang

sự thù hận được nuôi lớn từ kiếp này sang kiếp khác. Nơi nào có

chiến tranh thì sự sân hận sẽ biến dạng theo nhiều cách thức, con

người trở thành đối thủ của nhau, dẫn đến sự tranh chấp, hơn

thua, đổ vỡ. Dĩ nhiên, đau khổ chỉ xuất hiện với những ai trực

tiếp hoặc gián tiếp tham gia cuộc chiến.

Đừng tháo gỡ nội kết và sân hận theo cách đặt nó vào

trạng thái bị ức chế như quả mìn. Nếu đương sự là người cố

chấp thì quả mìn có sức công phá như hai quả bom nguyên

tử. Sức công phá của sân hận có thể làm khổ đau và liên luỵ

nhiều người. Các mảnh đạn hay chất phóng thải của loại bom

sân hận có thể làm vợ chồng, anh em, con cái, những đối tác

trực tiếp dính lây. Do đó, chúng để lại vết hằn của khổ đau.

Sân hận cũng như chất độc da cam trong quan hệ giữa

người với người. Chất độc này rất khó tẩy vì nó liên hệ

đến nhận thức, tâm lý, tình cảm cá nhân, cộng đồng và

quốc gia. Chất độc da cam của sân hận khi thấm vào cơ

thể sẽ làm tâm tính con người thay đổi thành tiêu cực.

Trong khi đó, chất độc da cam của lòng sân hận, thù hận

làm con người khó gần nhau lâu, dẫn đến tình trạng bi đát

hơn là không thể chấp nhận nhau. Nặng nề hơn là làm cho

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.