CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 19

GOÁC REÃ CUÛA SAÂN HAÄN

13

không muốn chấp nhận hòa giải, chuyển hóa chất độc này

để không bao giờ nhận lấy những chất liệu đó. Cho nên,

nó trở thành rất ức chế, nguy hiểm!

SỢ HÃI VÀ BẠO LỰC

Gốc rễ của sân hận bắt nguồn từ thái độ sợ hãi. Sợ hãi bắt

nguồn từ vô minh dẫn đến si mê. Đương sự sân hận không biết

tình huống của vấn đề diễn ra theo cách nào, không nắm chắc

được kết quả của vấn đề đó như thế nào và cũng không rõ đối

tác thuộc về thiện hay ác, tích cực hay tiêu cực thì dẫn đến lo sợ.

Từ lo dẫn đến sợ. Nỗi sợ hãi khiến đương sự nẩy sinh ra

một chuỗi các vấn đề, bắt đầu bằng câu hỏi tại sao, bằng cách

nào và làm thế nào để đối phó? Câu hỏi đặt trên nền tảng hoài

nghi. Hoài nghi lại trở thành chất xúc tác làm cơn sợ hãi có

thể bùng phát mãnh liệt. Trong cơn sợ hãi, sự hoài nghi phải

đối phó với đối tượng không biết rõ làm nhiều người phải ra

tay huỷ hoại trước theo sách lược, “Tiên hạ thủ vi cường,”

tức là người nào ra tay trước người đó trở thành kẻ thắng.

Trong Tam Quốc Chí, Tào Tháo là người có cá tính tượng

trưng cho lòng hoài nghi, bạo lực, sân hận. Ông ta phản cả

những người từng giúp và hại những người không theo ông.

Ông nhiều mưu kế, muốn gom cả thiên hạ về tay mình. Tham

vọng làm ông bất chấp tất cả mọi phương tiện, miễn kết quả có

được là giang sơn dù được thiết lập trên nền tảng độc tài.

Thời hàn vi, ông có người bạn thân tên Lã Bá Sa. Hai vợ

chồng gia đình bạn rất quý mến Tào Tháo. Trên đường tị nạn,

Tào Tháo ghé qua nhà Sa. Hai vợ chồng mừng rỡ mở tiệc đãi.

Vì trong nhà không sẵn đồ ăn, Sa sai vợ giết gà, giết heo để đãi

bạn, còn anh ra đầu làng mua rượu. Sa nghĩ, lâu ngày anh em

gặp nhau dù nghèo nhưng một bữa tiệc cũng không đáng bao

nhiêu, lại có thể thiết lập tình thân.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.