GOÁC REÃ CUÛA SAÂN HAÄN
•
15
kéo theo nỗi đau khác, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống gia
đình của những nạn nhân.
Mỗi nỗi khổ, niềm đau của kiếp người giống như làn sóng
chập chờn trên biển khơi, sóng này đẩy sóng kia. Khổ đau luôn
có chiều hướng lan rộng ra theo cách “Cái này có cái kia có,
cái này tác động làm cái kia bị tác động, cái này xuất hiện dẫn
đến cái kia xuất hiện”. Không biết cách chuyển hoá, khổ đau từ
thù hận sẽ kéo theo sự trả đũa thù hận, làm cho oan khiên ngày
càng chồng chất. Những người bị chết trong cuộc khủng bố phải
mang theo nỗi niềm uất hận trong lòng. Khi được tái sinh làm
người, lòng sân hận tiếp tục được dưỡng. Và lúc tiếp xúc với
những người Hồi giáo cực đoan, bỗng nhiên lòng sân hận bùng
phát rất dễ dàng. Sự thù hận cứ như thế diễn ra tiếp nối từ đời
này sang kiếp khác, khó có thể dừng lại được.
Nỗi sợ hãi có thể xuất hiện và tồn tại từ lúc con người bắt
đầu có mặt trong bào thai đến lúc qua đời. Khi vào trong thai
mẹ, dù thai nhi còn là phôi, chưa có nhận thức, ngôn ngữ, phân
định, đánh giá nhưng các hạt giống thù hận vẫn tiếp tục tồn tại
trong mảnh đất tâm.
Mỗi lần, mẹ tiêu thụ các độc tố như rượu, ma túy… thực phẩm
có hại cho sức khỏe thì đứa con tiếp nhận đủ, vì cái nhau truyền
máu trực tiếp từ mẹ sang con. Theo kinh Vu Lan, khi mẹ ăn đồ nóng
thai nhi cảm thấy đang bị thiêu đốt, ăn đồ lạnh cảm thấy mình đang
ở trên núi tuyết, uống rượu cũng xỉn theo, hút thuốc thai nhi sẽ có
hạt giống nghiện ngập. Bào thai ở trong bụng mẹ bực dọc, khổ
đau nhưng không nói được, đành chịu đựng một cách thụ động.
Trong suốt thời gian có thai, nếu người mẹ sinh hoạt không
khôn ngoan sẽ để lại không biết bao nhiêu nỗi sợ hãi cho đứa
con, bao gồm cả sự thù hận, khó chịu, cau có, bực tức. Sau này,
sinh ra tính cách đứa bé không bình thường. Có tình trạng, bé
mới hạ sinh đã bị dị dạng do độc tố từ sự tiêu thụ của mẹ gây ra.