14
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Tào Tháo đang say ngủ, mắt vẫn mở trao tráo như dấu
hiệu của người hoài nghi. Lúc vợ Sa sai người làm tìm lợn
béo để giết, người làm công hỏi là giết con này hay giết con
kia, một con heo chạy đụng chân vợ Sa, bà ra lệnh, “sát thử”
(giết con này). Trong chữ Hán, đại từ “thử” ở ngôi thứ ba, có
thể hiểu tuỳ theo ngữ cảnh là người này hay con vật này. Bán
tín bán nghi, nghe văng vẳng “sát thủ”, Tào Tháo tưởng là ra
lệnh giết ông, liền bật dậy đâm chết vợ Sa và giết luôn những
người làm thuê. Trên đường trốn, Tào Tháo gặp Lã Bá Sa và
giết luôn Sa trong lúc tay bạn cầm bầu rượu. Hai vợ chồng
bạn chuẩn bị thiết đãi Tháo nhưng vì đa nghi, tưởng họ mưu
sát mình nên Tháo đã ra tay hạ thủ trước. Khi biết sai lầm,
Tháo không hối hận còn tuyên bố với thuộc hạ Trần Thảo,
“Thà ta phụ người khác chứ không để người khác phụ ta”.
Trong câu chuyện trên, nỗi sợ hãi đã trở thành chất xúc
tác tạo nên bạo động, thậm chí có thể giết hoặc đẩy người
khác vào chân tường. Khi bị đẩy vào chân tường, đương sự
bị bế tắc vì ức chế quá nhiều và có thể nảy ra ý xấu muốn tiêu
diệt đối phương để y có thể sống an toàn.
Nỗi sợ hãi chính là nguồn gốc của khủng bố. Những người
Hồi giáo cực đoan có thể biến thân họ thành quả bom tàn sát và
khủng bố. Khi bị ức chế tâm lý, sợ những đối tượng họ không
giết, không hại, không khủng bố có thể khiến mạng sống của họ
mất đi hay có thể hại người thân, cộng đồng và tôn giáo của họ.
Được nạp vào người những chất liệu cuồng tín, sẽ thấy nỗi sợ
hãi chính là vũ khí quan trọng có thể giúp họ đạt được mục đích.
Mục tiêu khủng bố được thực hiện thì nỗi khổ đau thuộc về
những người trực hay gián tiếp có liên hệ đến sự khủng bố đó.
Khi hai tòa nhà Thương mại Quốc tế của Mỹ bị sụp đổ,
nền kinh tế Hoa Kỳ và thế giới lâm vào tình trạng khủng
hoảng. Biết bao người bị mất việc, khổ đau. Nỗi đau này lại