16
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Khi lớn lên, cha mẹ cho con đi học. Đứa bé sợ hãi về học
tập vì sợ thua chúng bạn, không thuộc bài, bị thầy cô giáo
phạt, bị hắt hủi và bỏ rơi. Tất cả những nỗi sợ đó tạo nên cách
ứng xử cau có với người khác. Nó có thể trốn học, chơi bời,
rượu chè, hút chích, đánh mất chính mình.
Đến lúc dậy thì, sự thay đổi về tâm sinh lý làm cho trẻ có
nhiều vấn đề khó hiểu, không biết phải ứng xử thế nào với nhiều
nỗi sợ khác nhau. Những bậc phụ huynh thiếu sự quan tâm đến
con em, không giáo dục giới tính, động viên, an ủi, không hướng
dẫn những điều tốt nên làm, khuyến dụ từ bỏ những thói xấu thì
có thể góp phần làm tăng trưởng nỗi sợ hãi vốn có trong trẻ, làm
cho trẻ cảm thấy cau có trong cách ứng xử và ảnh hưởng trực
tiếp đến sự học tập, tính cách của trẻ về sau.
Lúc bắt đầu biết yêu đương thì bao nhiêu nỗi sợ lại xuất
hiện. Ai đã từng yêu đều có những nỗi sợ như nhau. Sợ bị phũ
phàng, chối bỏ, yêu một chiều, mất tình yêu, không trọn vẹn,
sợ không biết cách nuôi dưỡng. Khi đạt được tình yêu rồi lại có
những nỗi sợ khác xuất hiện, sợ bị tình địch cướp tình, người
tình chán ngán, nghèo và hàng loạt những nỗi sợ hãi khác.
Sau khi tốt nghiệp ra trường, có công ăn việc làm lại bị nỗi sợ
hãi thất nghiệp, cạnh tranh, sa thải... Khi nền kinh tế thị trường
lên xuống theo quy luật cung cầu, biến động giá cả. Nỗi sợ khác
không kém phần nguy hiểm là công nghệ robot được sản xuất
ngày càng nhiều, làm cho tình trạng thất nghiệp gia tăng.
Từ trẻ thơ đến lúc trưởng thành, nỗi sợ hãi liên tiếp diễn
ra. Kết quả, người bị sợ hãi chi phối sẽ ứng xử trong sự căng
thẳng, luôn luôn bị ức chế đè nặng, phiền não, cau có làm
ảnh hưởng trực hoặc gián tiếp đến các đối tác liên hệ.
Nỗi sợ hãi chính là kẻ thù của định tĩnh, tiến bộ và an
lạc. Lúc nào cơn sợ hãi xuất hiện thì niềm hạnh phúc an vui