CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 23

GOÁC REÃ CUÛA SAÂN HAÄN

17

liền biến mất. Sợ hãi, an vui, định tĩnh không đội trời chung,

không đồng hành, không thể trở thành bạn bè. Sự hiện hữu

của chúng mang tính loại trừ, cái này hiện hữu thì cái kia

phải mất và ngược lại.

Phản ứng sợ hãi thường kéo theo bạo động về tư tưởng,

lời nói, việc làm, cách thức ứng xử đối với những người

khác. Quan sát loài cá lia thia của Việt Nam hay cá xiêm của

Thái Lan thấy chúng rất bạo động. Con này sợ sẽ bị con khác

ăn thịt, cướp hết quyền lợi hưởng thụ. Hạnh phúc của loài cá

đá thường chinh phục được các con cá cái và trở thành chủ

nhân của loài cá cái.

Tâm thức sợ mất quyền lợi làm chủ nhân, hưởng thụ đã

làm cho loài cá đá sống trong nỗi sân hận và bạo động, dẫn

đến thanh toán, loại trừ. Chỉ cần đặt hai lọ cá đá gần nhau là

hai con ở hai lọ phùng mang, trợn mắt. Màu da sậm lên, đuôi

và mang phùng to ra, liệng qua liệng lại vài cái rồi lao vào

thành lọ mong xé xác con đối diện.

Lòng sân hận làm cho cá tưởng đang cắn xé nhau nên

giận dữ và lao vào cắn thành lọ. Để hai lọ gần nhau trong

vòng một tiếng đồng hồ, miệng của hai con cá bị sưng to,

thân thể rã rượi, mỏi mệt, đau nhức cho đến lúc nó không

còn sức nữa vì tự đập vào thành lọ do tưởng đang cắn kình

địch. Cá không nhận dạng được giữa chúng còn có hai cái lọ

khoảng cách nhất định không thể trực tiếp cắn nhau. Lòng

sân hận với nỗi sợ hãi bị đánh bại, con nào cũng muốn ra tay

trước. Nỗi khổ đau trong loài cá đá gia tăng rất cao.

Loài khổ đau do sân hận và loại trừ đáng kể là gà đá.

Hai con gà trống cứ gặp nhau là gáy, vỗ cánh, phùng mang,

trợn mắt nhào vào đối phương mổ, đá lia lịa. Những người

chơi đá gà chuyên nghiệp thường gắn thêm cựa sắt vào chân

gà. Hai con sẽ đá cho đến lúc hơi tàn, lực kiệt rồi qua đời.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.