GOÁC REÃ CUÛA SAÂN HAÄN
•
19
xây dựng, phát triển và thành tựu. Còn sống trong sự sợ hãi
thì niềm hạnh phúc và an vui còn vẫy tay tạm biệt. Chỉ cần
quan niệm bản chất sợ hãi như kẻ thù của sự tiến bộ thì con
người sẽ không cho phép mình sống trong nỗi sợ hãi. Nhìn
thấy nguyên nhân tạo ra sợ hãi sẽ có thể thực hiện vượt qua
một cách rất dễ dàng, nhờ đó, cơn sân hận được khắc phục.
Trong Hán ngữ, chữ “sân” là một từ tượng hình được
phối hợp bởi hai thành tố, bên trái là chữ “mục” tức con mắt
và bên phải là chữ “chân” tức sự tả hình. Hai từ này ghép lại
biểu đạt trạng thái nhìn người khác một cách đăm đăm không
chớp mắt, mắt trợn trắng căm phẫn, tức giận, biểu thị cái
nhìn như muốn ăn tươi nuốt sống người khác. Do đó, sân là
trạng thái đẩy người khác vào chân tường, biểu hiện thái độ
muốn tiêu diệt đối tượng hoặc là cách thức biểu đạt sự trấn
áp, làm cho đối tượng bị thù ghét không vui và bị nỗi khổ về
vật lý, tâm lý chi phối. Từ tượng hình “sân” trong chữ Hán
là một triết lý.
Muốn trở thành người an vui hạnh phúc thì sự biểu đạt trong
mối quan hệ với mọi người phải là biểu đạt của sự an lạc, có
dáng dấp của hiểu biết, rộng lượng, hỷ xả và cảm thông. Các
đức tính này là nhịp cầu, chiếc phao, sợi dây nối kết tình thân
đã bị sứt mẻ. Nhờ đó, mọi người đều có cơ hội nhìn mặt, ngồi
lại, nói với nhau những lời từ ái, ăn uống chung một bữa tiệc,
sinh hoạt trong một cộng đồng hay hít thở chung bầu không khí
trong lành. Đừng để quan hệ trở thành đối đầu, va chạm, người
này muốn nuốt chửng người kia, hầu thỏa mãn cơn tức giận của
bản thân. Trong tiếng Pali, “sân” có nghĩa là thái độ biểu đạt
cảm xúc muốn thiêu hủy đối tượng, đốt cháy đối tượng, bằm đối
tượng ra thành các mảnh vụn.
Khi bị cơn giận thiêu đốt, người ta có khuynh hướng trút
sự nóng giận hay cơn thiêu đốt đó vào đối tượng khác, nhưng