20
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
không ngờ sự trút đổ vô lối đó càng làm cơn giận gia tăng. Nhiều
người sai lầm khi cho sự sân hận là động cơ của hành động. Từ
quan niệm sai lầm này, có người muốn chứng tỏ ta đây có sức
lực, trí khôn, là người thành công chứ không phải người ăn bám
nên đã trút đổ vô tội vạ sự bất mãn và sân hận. Dĩ nhiên, có thể
mang lại nỗi đau cho người khác. Sự thỏa mãn tự hào và ngạo
nghễ trong thành công sẽ tạo thành nội kết lớn hơn, nguy hiểm
hơn. Người bị ngạo nghễ thách đố nếu kháng cự thì nội kết giữa
hai người sẽ bốc cháy và trở nên nguy hại.
Là người con Phật, phải thấy rõ được bản chất sân hận và
nội kết. Nội kết có thể được biểu đạt qua hai tư thế là cụ thể,
trực tiếp và thầm lặng. Trong trường hợp biểu đạt thầm lặng,
có thể nói đó là sự giận dữ thầm kín, đang được che đậy,
đang núp bên trong tâm của người thâm hiểm mà bề ngoài
của họ là miệng cười, mắt vui, lời nói ngọt như mật. Hệ quả
là ánh mắt thân thiện giả tạo, lời nói “mật ngọt chết ruồi”, nụ
cười thâm hiểm đó như lưỡi dao, viên đạn hay loại vũ khí độc
hại làm đối thủ chết tức tưởi, chết mà không hề biết kẻ thù
của mình. Đây là kiểu giết “Tiếu lý tàng đao”.
Nhìn thấy được tác hại của sân hận sẽ làm cho người tàng
trữ nó trở thành nạn nhân đầu tiên. Người có thói sân hận nên
phóng thích nó càng sớm càng tốt. Buông hận thù đối với
người khác là tự cứu bản thân. Đừng nên biến mình thành
nạn nhân và kẻ thù của chính lòng sân hận!
Sân hận có thể được thể hiện bằng những hành vi cụ thể như
cái tát tay, bứt tóc, đánh đập, tra tấn, đấm đá, xô đẩy hay tất cả
những lời nói tục tĩu, cộc cằn; thiếu xây dựng, đoàn kết, từ ái.
Hay những lời chỉ trích, phỉ báng cốt làm cho đối phương bị đau
đớn, bực dọc những lời thị phi vu khống, xuyên tạc hoặc thái độ
phản kháng, nổi loạn, những hành động khởi nghĩa, những cách
thức kháng cự. Có thể dễ dàng kiểm soát, kiềm chế khi nhìn