22
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
chấp nhận nhau, đối kháng nhau. Khổ đau theo đó xuất hiện
từ quá khứ tiếp diễn ở hiện tại và tương lai.
Phải nhận định, đánh giá hiện tượng trên nền tảng duyên
khởi. Duyên khởi là quy luật vận hành của vũ trụ, phủ định
các học thuyết về nguyên nhân đầu tiên dù được gọi bằng danh
Thượng đế, duy vật, duy tâm, duy ý chí. Bất cứ cái “duy” nào
cũng đều rơi vào trạng thái nhất nguyên xa rời bản chất duyên
khởi của nhà Phật. Với cái nhìn duyên khởi, chủ thể nhận thức mới
hiểu được sự tương quan chằng chịt của mọi sự vật, hiện tượng
dẫn đến thái độ và phản ứng hành động của con người hay tạo ra
hạnh phúc và khổ đau của đối trọng này, đối trọng kia.
Mọi vật trong đời đều bắt đầu từ sự vận hành duyên khởi,
tương tác lệ thuộc với nhau theo cách thức hai, ba hay nhiều
chiều. Nhìn như vậy giúp đương sự lý giải các vấn đề tường
tận hơn, không bao giờ quy trách nhiệm cho một người nào,
không đặt vấn đề vị kỷ lên trên, không quy kết đổ lỗi cho
người khác, không xem mình là trục xoay của chân lý, còn
người khác thì phi chân lý.
Câu chuyện lịch sử về sự tranh chấp giữa Đổng Trác và Lữ
Bố có thể được xem là minh họa điển hình cho lòng si mê trở
thành đầu mối đấu tranh, bạo loạn và chém giết. Đổng Trác là
cha nuôi của Lữ Bố. Đổng Trác vốn háo sắc, muốn chiếm hữu
người tình của Lữ Bố là Điêu Thuyền. Mối tình tay ba này khiến
Lữ Bố trở thành người bất hiếu, giết chết cha nuôi.
Khi bị sự si mê chi phối, con người có khuynh hướng
thích đoạt sở hữu của người vào tay mình. Ai đụng vào
quyền lợi, sở hữu, hạnh phúc của họ thì người si mê sẵn
sàng kháng cự, chiến đấu tới cùng. Nhiều tình huống khổ
đau bắt nguồn từ trạng thái si mê, giành giựt, chiếm đoạt,
giành quyền sở hữu, tự hào thỏa mãn trên sự chiến thắng.
Các cuộc chiến thôn tính của các nước đế quốc xâm lăng