GOÁC REÃ CUÛA SAÂN HAÄN
•
21
thấy được mặt mũi, hơi thở của sân hận, đặc biệt là khi nhìn thấy
được sự vận hành của nó trong hành động đối với người khác.
Chỉ cần có thái độ nhìn đúng đắn về tác hại của sân đối với đời
sống thì có thể “dừng lại” hành động sân. Dưới sự hỗ trợ của
chánh kiến, khi quan sát, lúc hít thở, có thể nhận dạng được mặt
mũi của sân và bỏ thành công.
Trường hợp giận dữ tiềm ẩn rất vi tế. Có thể biểu đạt bằng
hình thức không cộng tác, tham gia, phát biểu hay ù lì, không
chống nhưng tuyệt đối không thân, không hề tham gia nhận xét
đánh giá. Trong trường hợp này, thái độ bề ngoài của đương sự
giữ trung lập, trên thực tế thì có lập trường khác biệt hẳn hoi.
Tâm lý học Phật giáo cho rằng, đó là hành vi sân hận tiềm ẩn, có
khả năng tạo nội kết lớn như quả bong bóng được bơm phồng
ngày càng to. Nếu dung tích chứa đựng là 90cc mà bị nạp một
lượng khí với dung tích 120cc thì quả bong bóng này sẽ nổ.
Bong bóng sân hận cũng vậy, khi bơm quá sức chịu đựng, nó
sẽ nổ tung làm cho bản thân đương sự bị rát mặt, đau nhức hay
khổ não. Cảm xúc sân hận sẽ làm cho tim, gan, phèo, phổi của
đương sự trương phình lên rồi nổ tung ra thành từng mảnh vụn
và biến thành nạn nhân của khổ đau!
SI MÊ VÀ SÂN HẬN
Gốc rễ khác của sân hận bắt nguồn từ thái độ si mê. Si
mê được định nghĩa như một nhận thức không sáng suốt,
xa rời bản chất nhân quả, duyên khởi, vô thường, vô ngã.
Tất cả các học thuyết, chủ nghĩa và cách lý giải đặt trên nền
tảng nhất nguyên, nhị nguyên đều là những bước đi rất chập
chững của hữu ngã nên thường ghi khắc vết hằn của bản ngã
và khổ đau. Lịch sử nhân loại, về phương diện tư tưởng được
đi bằng chủ nghĩa nhất nguyên tôn giáo, nhất nguyên học
thuyết hay đa nguyên tôn giáo, đa nguyên học thuyết. Việc
chạy theo nhất nguyên và đa nguyên làm con người không