18
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Nghiệp sân si, thù hận của loài gà tiếp tục được truyền qua
tiến trình tái sinh. Chúng như một di truyền về tính cách sân
hận và loại trừ.
Phần lớn các môn thể thao và võ thuật, sự sân hận dễ
dàng xuất hiện trên nền tảng tranh giành chiến thắng và danh
dự. Do tâm tranh giành nên các vận động viên đều có ít nhiều
sân hận và thái độ loại trừ. Đặc biệt, trong các môn võ thuật
dù là võ nghệ thuật, sự sân hận, thù hằn, trả đũa, đánh đấm
gắn liền ít nhiều với sợ hãi. Các võ sĩ phải đánh bại đối thủ,
nếu không, sẽ bị đối thủ đánh bại. Muốn đánh bại đối thủ, các
võ sĩ phải làm trỗi dậy lòng sân để vượt qua sợ bị thua. Lòng
sân hận do vậy phát tán rất ghê gớm, biểu đạt qua gương mặt,
điệu bộ, sự di chuyển, tiếng hét giận dữ. Cơn sân trong võ sĩ
có thể làm họ muốn thủ tiêu hay thanh toán đối thủ.
Sợ hãi là đầu mối của sự sân hận. Sân hận là đầu mối của
loại trừ. Nếu không có cách hóa giải thì dễ trở thành nạn nhân
trực hoặc gián tiếp của nhau, liên hệ đến nhận thức sai lầm của
con người.
Hóa giải sân hận từ việc truy nguyên nguồn gốc của sự
thù hận. Trước nhất, cần phải tu tập về thái độ nhận thức.
Hiểu, tất cả mọi thứ trong cuộc đời đều có nhân quả. Dây
chuyền nhân quả có thể nằm trọn trong hiện tại hoặc có dây
mơ rễ má với quá khứ và có thể kéo dài đến tương lai. Khi
hiểu được sợi dây oan trái giang hồ có gốc gác nhân quả, con
người sẽ nung đúc thái độ chấm dứt sân hận ở hiện tại. Nhờ
đó, lòng thù hận trả đũa đối với kẻ thù giảm xuống. Phải
chấp nhận một cách thức nào đó để không làm cho thù hận
gia tăng. Hoặc chí ít, khi sân hận có mặt thì nỗ lực không cho
nó phát triển.
Cách thứ hai là phải quan niệm nỗi sợ hãi là ảo giác, là
xúc cảm âm tính tiêu cực làm con người mất hết năng lượng