178
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Người bất định, do dự không làm được điều gì lớn lao vì cơ
hội bị trôi qua nhiều lần.
Nhận thức sáng suốt không cần đòi hỏi phải uốn lưỡi
bảy lần, chỉ cân nhắc trong sát-na cũng đủ biết giá trị tốt hay
xấu, lợi hay hại rõ ràng như nhìn những vân tay trong lòng
bàn tay. Người có trí tuệ không cần do dự mà xác quyết rất
nhanh, dẫn đến lý tưởng dấn thân và biết cách thức thực hiện.
Hiểu rõ bản chất vấn đề, người sáng suốt không bị bất định
nên dầu ai nói ngả nói nghiêng, họ không bị chao đảo với bất
cứ tình huống nào trong cuộc đời.
Kiết sử hiểu theo nghĩa đen là sự trói buộc (kiết) và sai
sử (sử). Hoạt dụng của kiết sử liên quan đến quán tính thói
quen của con người. Ví dụ, nam giới ở Ấn Độ và Đài Loan
hay phụ nữ Việt Nam có thói quen ăn trầu, dần dần sẽ biến
thành một kiết sử. Hôm nào không có trầu, người nghiện cảm
thấy uể oải, bần thần, rã rượi, mất hứng thú. Tương tự, người
quen uống rượu, bia, hút thuốc lá, tiêm chính xì ke ma tuý
và thậm chí nghiện chat, game trên internet, hay nghiện nói
chuyện qua điện thoại đều bị các quán tính này sai khiến như
nô lệ. Không thoả mãn chúng thì càng bị trói buộc trong khổ
đau nhiều hơn. Chỉ có chuyển hoá thói quen mới mang lại
hạnh phúc trong cuộc sống. Người có thói quen tâm sự on-
line, cứ đến giờ hẹn mà không nối kết internet sẽ cảm thấy áy
náy, khó chịu vô cùng, có thể dẫn đến tình trạng ngủ không
yên, tiếc nuối vì không nghe được giọng nói của người thân
thương, mất cơ hội tâm sự nên cảm thấy trống vắng và cô
đơn. Thái độ, suy nghĩ, ứng xử như vậy gọi là kiết sử, trói
buộc và biến con người thành nô lệ.
Người có thói quen ăn uống xa hoa, phung phí cũng tạo
thành kiết sử rất lớn. Ví dụ, người quen đi siêu thị, lúc đầu
chỉ thích ngắm nhìn các sản phẩm, không hề muốn mua sắm.