176
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
và yêu cầu bệnh nhân dừng lại, bảo: “Chẳng phải anh vừa nói
đã không sợ con gà rồi sao?” Bệnh nhân trả lời: “Thưa bác
sĩ, tôi hiểu và thành công trong thực tập rằng con gà không
thể giết tôi, tôi có thể giết con gà nhưng làm thế nào để con
gà hiểu được điều đó mà không cắn và không giết tôi chứ?”
Những nỗi sợ hãi vô cớ đều có gốc rễ từ vô minh. Quán
niệm so sánh có phương pháp sẽ giúp người sợ hãi cấy vào
tâm thức những hạt giống kiến thức cần thiết như con chíp
sáng suốt về nhân quả, duyên khởi, vô ngã và sợ hãi sẽ được
chuyển hoá tận gốc rễ. Con chíp này trở thành lệnh điều
khiển tự động nhằm giải phóng tất cả các nỗi sợ hãi.
Hỏi: Bốn cái ngã vừa nêu, ta sẽ dùng tinh thần vô ngã để
tháo gỡ phải không? Như thế sân hận, si mê cũng chỉ là hệ
quả của sự thiếu vắng ứng dụng về pháp ấn, có phải chăng?
Đây là nhận định hay, phù hợp với tinh thần Phật dạy!
Bốn trạng thái tâm lý hữu ngã được câu hỏi nêu ra đó: a) ngã
si, là sự thiếu hiểu biết về cấu hình và bản chất của bản ngã;
b) ngã kiến, là nhận thức sai lầm về bản ngã, cho rằng bản
ngã thường còn, bất biến; c) ngã mạn, là những biểu hiện tâm
lý đề cao cái tôi hơn mọi người, trở thành thái độ cống cao,
tự hào, tự đại; d) ngã ái, là thái độ chấp trước, tôn bản ngã
là thần tượng tuyệt đối, ai đụng đến là hận thù và thanh toán.
Bốn trạng thái hữu ngã đó trở thành thành trì vững chắc, bảo
vệ cái tôi trong vòng lao lung khổ luỵ. Ai đụng vào chúng là
thách thức với sân hận và lòng căm thù. Đụng vào bất cứ yếu
tố nào trong bốn yếu tố vừa nêu sẽ bị kháng cự, vì chúng là
thành trì của bản ngã. Lửa sân hận có thể bốc cháy bất cứ lúc
nào khi cái tôi bị thách thức.
Người Phật tử hành trì về quy luật vô ngã, sẽ hiểu, không
có một bản ngã thường tồn bất biến. Ngã chỉ là hợp thể nhân