174
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
về ống chích lúc nào không hay. Sự hành trì này đòi hỏi lặp
tới lặp lui nhiều lần với sự tập trung cao độ mới có thể chinh
phục được sợ hãi. Thực tập cho đến lúc nào có hiệu quả mới
ngừng. Niềm tin về tính hiệu quả của phương pháp mạnh
chừng nào thì hiệu lực trị liệu của phương pháp tâm lý gia
tăng chừng đó. Khi thực tập, sẽ thấy có nhiều sự vô lý trong
nỗi sợ hằng ngày.
Có lần tôi tiếp xúc với một võ sư từng làm đại tá trước 1975,
hiện tạm trú trong chùa Phật giáo ở Long Beach, ông này sợ hãi
con sâu rợm, dù thân thể, cơ bắp của ông rất lực lưỡng và chưa
từng bị bại trên võ đài với bất kỳ võ sĩ nào. Ông chưa từng sợ
cọp, chó sói, thú dữ, cũng không hề sợ kẻ thù nhưng lại sợ con
sâu nhỏ. Gặp sâu là ông thất thanh và bỏ chạy. Tâm lý học hiện
đại cho rằng, trong tiềm thức của người sợ hãi sâu là biến dạng
tâm lý về phương diện nhận thức, gọi là nỗi sợ hãi bị biến dạng
hay sợ hãi không lý giải được.
Tâm lý học Phật giáo nói, nỗi sợ hãi về con sâu của ông
võ sư có gốc rễ từ đời trước. Có thể cái chết của ông ta trong
kiếp nào đó liên hệ đến con sâu bằng cách này cách nọ, trực
tiếp hay gián tiếp. Cái chết có yếu tố của con sâu quá ấn
tượng và kinh hoàng đến độ trong quá trình tái sinh của ông
ở kiếp này, nỗi sợ hãi đó hoạt động rất mạnh và khống chế
sự hùng dũng cang cường của ông hơn cả thú dữ. Nỗi sợ hãi
này bám vào tâm trên nền tảng kiến thức thiếu logic. Điều
chỉnh kiến thức sai lầm này thì sẽ giải thoát nỗi sợ con sâu ra
khỏi tâm thức.
Có thể thực tập như thế này, “Con sâu sợ tôi vì tôi lớn và
mạnh hơn. Tôi là người khổng lồ, nó là con vật quá nhỏ bé.
Tôi có thể giết chết nó bằng nhiều cách nhưng nó không thể
giết được tôi. Do đó, tôi không có lý gì phải sợ hãi nó”. Cứ
lặp đi lặp lại tâm lý ám thị đó vào tâm thức bằng nhận thức