172
•
CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN
Hỏi: Tôi có nhiều sự sợ hãi nhưng không đưa tới sân
hận. Tôi sợ bệnh, sợ bị mổ, chích. Làm sao giải thoát được
sự sợ hãi đó?
Sợ hãi là kẻ thù của tiến bộ. Sợ hãi thường kéo theo hành
vi bạo động, nhằm tạo ảo giác trấn an tạm thời. Người sợ hãi
mà không rơi vào tình huống sân hận là may phước, vì sân
hận từ sợ hãi có thể dẫn đến các hậu quả bạo động và tác hại
không lường trước được. Người sợ hãi về bệnh tật thường ao
ước khỏe, đẹp mãi. Nhận thức vậy là sai lầm.
Phật dạy, mọi sự vật hiện tượng từ con người đến các loài
động, thực vật đều được diễn ra theo quy trình xuất hiện, tồn
tại, phát triển rồi lão hóa. Kết liễu tiến trình sự sống để hình
thành hình thái tiếp nối. Bệnh thuộc mắt xích thứ ba, tất cả
mọi người đều phải trải qua dù sớm hay muộn. Để khắc phục
sợ hãi về bệnh tật, phải quan niệm bệnh là quy luật không ai
tránh khỏi. Nếu sống không có phương pháp, ăn uống không
đúng cách, nghỉ ngơi không thích hợp, lạm dụng sức khỏe
quá mức thì cơn bệnh sẽ xuất hiện như một hệ quả của đời
sống. Khi hiểu bệnh là quy luật, nỗi sợ hãi sẽ giảm thiểu.
Lúc đầu mới thực tập có thể chưa đạt kết quả nhiều. Hãy
tạo thói quen tâm niệm, lặp đi lặp lại có ý thức trong tâm
thức rằng,“bệnh như một quy luật”. Lúc đó, trong tâm thức
sẽ xuất hiện lệnh điều khiển tự động điều chỉnh lại các nhận
thức sai lầm và giải phóng nỗi sợ hãi, giúp con người không
bị khủng hoảng chi phối.
Nỗi sợ hãi về kim chích và máu chảy thường gắn liền với
gốc rễ chính là sự sợ chết, gắn liền với kinh nghiệm khổ đau
do huỷ diệt và chết chóc gây ra. Huấn luyện tâm lý không sợ
chết, hành giả có thể vượt qua được các nỗi sợ hãi còn lại, vì
bản chất của sợ luôn liên hệ đến sự kết thúc đời người, ngoài
sợ chết thì còn gì sợ hơn nữa. Chuyện qua đời do bệnh tật