VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN
•
171
đạo đức. Trong sự chỉ trích và tán dương, giá trị con người bất
kỳ vẫn bất tăng bất giảm. Phải biết vượt qua dòng cảm xúc dễ
bị kích động, để tất cả vũ khí chỉ trích không thể tác động tiêu
cực đến. Cần giữ lập trường để khỏi bị rơi vào trạng thái hối hận
về sau. Sự buông xả sân hận trong quá khứ có thể làm cho lòng
sân đó tái sinh. Trong trường hợp như vậy, hối hận chính là cục
than thiêu đốt hết tất cả giá trị đóng góp từ hạnh nhẫn nhục, chịu
đựng và không sân hận của bản thân.
Cuộc đời có thể nhìn với thái độ tiêu cực, xấu xa, giá trị
người ta không theo đó mà bị biến dạng. Quan trọng là khi
bị sợ hãi chi phối, con người có thể đánh mất lập trường, do
đó, lòng hối tiếc về việc tốt sẽ xuất hiện, mở cửa ngõ cho
bất hạnh phát sinh. Người Phật tử cần phải có lý tưởng, thái
độ dứt khoát, dấn thân hành trì, bất chấp những lời đàm tiếu
của người thiếu thiện chí để biến tình huống tiêu cực thành
tích cực và khổ đau thành an vui. Thấy việc gì tốt cho mình,
người trong hiện tại và tương lai thì mạnh dạn làm việc đó.
Tất cả những lời thị phi, chỉ trích nên quán chiếu như giọt
sương rơi đầu cành, như làn điện chớp hay cơn gió thoảng.
Nhờ quán chiếu như thế, hành giả sẽ không bị lòng sân chinh
phục và khống chế.
Chạy theo sự kích động của người khác sẽ trở thành nạn
nhân sân hận, giống con lật đật bị người ta sai sử. Người biết
bình thường hoá những nghịch cảnh xảy ra đối với bản thân thì
các tác động tiêu cực về phương diện cảm xúc và nhận thức
không xuất hiện. Không nổi sân là bước đầu của chuyển hoá
lòng sân. Nhờ không nổi sân, hành giả sẽ hoá giải tất cả bất
hạnh. Nếu đề cao giá trị của cái tôi thì khó có thể thực hành
buông xả. Đó là kết quả tất yếu, không chuyển hoá được dòng
cảm xúc bất như ý. Nhờ buông xả, cái tôi dần dần được chuyển
hoá. Theo đó, lập trường tu tập vô sân sẽ được kết quả tốt nhất.