CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 176

170

CHUYEÅN HOÙA SAÂN HAÄN

hệ đến thái độ nhận định

Thái độ nhận định thứ nhất là buông xả lòng sân như sự

lựa chọn duy nhất trong tình huống không còn sự lựa chọn

nào khác, dù kháng cự cũng không mang lại bất kỳ giá trị gì.

Sự buông bỏ lòng sân trong tình huống này giống như lấy đá

đè cỏ. Thái độ nhận định thứ hai là nhìn thấy được bản lĩnh

và sự sáng suốt trong tiến trình vượt qua nghịch cảnh, tâm

hành giả vẫn luôn giữ trạng thái không bị nhiễm ô. Ví dụ,

trường hợp đất nước Tây Tạng và Trung Quốc. Một bên là

nước nhỏ, một bên là nước lớn. Một bên quân đội thưa thớt

và vũ khí thô sơ, bên kia quân đội hùng mạnh và vũ khí tối

tân. Một bên quanh năm toàn tuyết phủ, bên này có nhiều sản

lượng kinh tế. Khi Tây Tạng bị Trung Quốc thôn tính, có đấu

lại cũng không đi tới đâu vì không có lợi. Quan trọng hơn là

tinh thần từ bi, hiếu hoà và tôn trọng sự sống của đạo Phật

đã ảnh hưởng sâu rộng trong văn hoá Tây Tạng, làm dân tộc

này thích mưu cầu hoà bình bằng hòa đàm, hòa ước, thương

lượng và bất bạo động. Đức Dalai Lama, vị lãnh tụ tinh thần

quốc gia Tây Tạng đã sử dụng con đường đó. Giải pháp lý

tưởng này phù hợp với lý trí, đạo đức và không có các phản

ứng phụ về khổ đau cho cả hai dân tộc.

Đối với người quen sống bằng tâm lý cái tôi, bất khuất

trong háo thắng có thể cho con đường hòa đàm và thương

lượng của Tây Tạng là thể hiện sự bạc nhược, sợ hãi bị thất

bại. Các nhận định phê bình, chỉ trích thiển cận có thể làm

kích động, kéo theo các phản ứng bất lợi.

Người có bản lĩnh, sáng suốt sẽ bất chấp, không quan tâm

đến đánh giá tiêu cực khiêu khích của người khác. Bản chất sự

phê bình khích động không phản ánh được giá trị thật của con

đường bất bạo động. Tương tự, lời khen người khác về hành

động tốt của mình cũng không làm tăng thêm giá trị nhân quả

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.