VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN
•
173
hoặc thiên tai hay tai nạn gây ra, dù cá nhân hay tập thể đều
ít nhiều liên hệ đến nghiệp khổ đau. Khi chứng kiến cảnh
tượng chết chóc với máu chảy, nỗi ám ảnh, kinh hoàng đè
nặng lên tâm lý con người. Ngay lúc đó, hạt giống về sợ hãi
liên hệ đến máu và chết liền được gieo trồng trong mảnh đất
tâm thức. Sau kinh nghiệm này, mỗi khi nhìn thấy máu qua
kim chích, bỗng dưng tâm liên tưởng đến nỗi khổ đau và cái
chết do đỗ máu kéo theo. Sự liên tưởng trong sợ hãi là phản
xạ có điều kiện dẫn đến nguyên nhân hay kết quả của sợ hãi.
Trong nền y học phương Tây, cách tiêm chủng thuốc, rút
và truyền máu cơ thể đều bằng ống chích. Sự liên tưởng đến
nỗi đau vật lý từ truyền, rút máu cách trực hoặc gián tiếp
sẽ xuất hiện ngay sau khi mắt nhìn thấy ống chích đang áp
vào cơ thể. Cơn sợ hãi về ống chích lập tức xuất hiện trong
đầu. Trường hợp này, có thể thấy được nguồn gốc sợ hãi ống
chích và máu gắn liền với khổ đau về máu trong ở quá khứ.
Có nhiều cách giải phóng nỗi sợ hãi. Đơn giản là quán
niệm về nỗi đau lớn hơn nỗi đau từ ống chích. Khi không sợ
về các sợ hãi lớn hơn thì đâu có lý gì phải sợ khi nhìn thấy
ống chích hay máu. Có thể quán tưởng khi ống chích đưa
vào cơ thể sẽ tạo ra cái lỗ, kèm cảm giác đau. Nếu chịu đựng
được cơn đau do kiến cắn hoặc ống chích thì cái đau của ống
chích đưa vào cơ thể đâu còn là nỗi sợ.
Quán chiếu so sánh như vậy để thấy sợ hãi về ống chích
thuộc về nỗi sợ hãi vô cớ, dù có liên hệ ít nhiều đến sợ hãi
đã từng diễn ra trong quá khứ. Hãy nạp nội dung sau đây
vào tâm thức: “Tôi không hề sợ hãi ống chích cũng như tôi
không hề sợ hãi con kiến chích. Tôi không sợ máu như tôi
đã từng thấy máu chảy trong các tình huống tổn thương thân
thể”. Nếu cứ tiếp tục nạp dữ liệu không sợ hãi đó vào não, nó
sẽ hoạt động và điều chỉnh nỗi sợ hãi, giúp không còn sợ hãi