VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN
•
175
logic sáng suốt, nỗi sợ hãi con sâu sẽ không còn nữa. Sợ hãi
về con sâu quá lắm cũng chỉ bằng sự sợ chết. Nếu không sợ
chết thì cớ gì phải sợ con sâu. Không sợ chết ở chiến trường,
thiên tai, tai nạn, trên võ đài thì tại sao phải sợ chết bởi con
sâu. Phân tích mức độ và tỷ lệ sợ hãi như vậy, nỗi sợ hãi về
con sâu sẽ biến mất dần dần. Dĩ nhiên, ông võ sĩ phải thực
tập lâu dài mới có hiệu quả vì nỗi sợ hãi đó có thể đã đeo đuổi
ông ta vài ba kiếp, mỗi kiếp đến mấy mươi năm. Ít nhất, nỗi
sợ hãi con sâu có tuổi thọ hơn trăm tuổi rồi. Khi nạp năng
lượng chống lại sợ hãi vào tiềm thức vài ba ngày vẫn chưa có
kết quả, nếu sự vô lý của nỗi sợ chưa được nhổ lên tận gốc.
Nói cách khác, để thực tập chuyển hoá sợ hãi kết quả nhanh,
cần phát triển trí tuệ song hành. Trí tuệ là phương tiện tốt nhất
để chuyển hoá các sợ hãi vô cớ. Sự hỗ trợ tuệ giác rất cần thiết
trong chuyển hoá sợ hãi. Con người có rất nhiều nỗi sợ hãi,
không sợ kiểu này thì sợ kiểu khác. Có người sợ ma, thằn lằn,
con sâu... rất nhiều, không thể kể hết. Hãy quán niệm so sánh
bản thân với đối tượng mình sợ nhất. Chẳng hạn, nghĩ rằng, khi
gặp mình, con sâu sợ đến độ bị khủng hoảng, bò không được,
tại sao mình lại có nỗi sợ hãi vô lý như vậy.
Trong bệnh viện tâm thần, bệnh nhân sợ hãi cũng được
thực tập tương tự vậy. Có một người sợ con gà, cứ mỗi lần
nghe tiếng gà gáy là hoảng hốt bỏ chạy. Các bác sĩ đã khuyên
anh ta tập bài tập: “Tôi không sợ con gà, con gà sợ tôi, con gà
không thể giết tôi, tôi có thể giết con gà”. Khoảng một tháng,
anh ta lên báo với bác sĩ đã tập thành công và yêu cầu được
xuất viện. Bác sĩ chúc mừng anh nhưng trước khi cho xuất
viện, bác sĩ phải thử lại để kiểm tra xem bệnh nhân có tiến
bộ thực sự hay không. Trước đây, bệnh nhân mới gặp gà ác
hay gà tre là đã bỏ chạy. Lần này, bác sĩ mang con gà cồ tới
và cho phẩy cánh phành phạch và gáy vài tiếng. Nghe tiếng
gáy của gà cồ, anh bệnh nhân liền bỏ chạy. Bác sĩ đuổi theo