CHUYỂN HÓA SÂN HẬN - Trang 183

VAÁN ÑAÙP VEÀ SAÂN HAÄN

177

tính gồm 5 nhóm yếu tố, vật lý, cảm thọ, ý niệm hóa, vận

hành ý niệm, nhận thức của các giác quan.

Người nhìn thấy sự vận hành của hợp thể nhân tính như

vừa nêu, sẽ không cho phép mình cuồng si về bản thân, vì sự

nuông chiều ngã chấp dẫn đến khổ đau cho mình và người.

Thái độ nhận thức vô ngã và vô thường giúp bỏ quan niệm

thân thể là tuyệt đối, không bênh vực nó vô cớ. Có thể có

những phản ứng tự vệ về phương diện sức khỏe vì thân thể

là phương tiện phục vụ cho con đường hành đạo. Nhưng nếu

cho thân thể là cứu cánh, sẽ trở thành nô lệ nó, thay vì nó

phải phục vụ cho cuộc sống, hạnh phúc của mình và người.

Hiểu được duyên khởi, nhân quả, vô thường, vô ngã thì

bốn trạng thái ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái vắng mặt,

nếu không tuyệt đối cũng được vài mươi phần trăm. Các sân

hận xuất phát từ ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái cũng theo

đó chấm dứt. Đây là quy trình tu tập rất hay, áp dụng đúng sẽ

mang lại kết quả tốt đẹp!

Hỏi: Thế nào là bất định và thế nào là kiết sử?
Bất định là trạng thái tâm lý thiếu sở trường, thiếu lý

tưởng hay thiếu sự kiên định. Người có tâm tính bất định dễ

bị chao đảo, ảnh hưởng của người khác, không có quan điểm

và cái nhìn độc lập.

Người bất định không có lập trường, nếu lập trường là

thái độ cương quyết, quả cảm trong tất cả hành vi, lời nói,

việc làm thì bất định chính là kẻ thù. Tục ngữ Pháp có câu,

“Trước khi nói một lời gì nên uốn lưỡi bảy lần”. Nhiều người

ca tụng đây là lời khuyên về sự cẩn trọng cần thiết. Xét từ

tâm lý học Phật giáo, thái độ câu nói này thuộc về do dự.

Người có kiến thức vững chãi chỉ cần uốn lưỡi hai lần là đủ.

Tái lập sự cẩn trọng nhiều lần sẽ làm tâm rơi vào bất định.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.