Chuyển họa thành phúc
50
sống. Gặp lúc trời mưa lâu, nước sông suối
dâng cao, dòng chảy rất xiết, cuốn trôi cả những
vùng dân cư, người chết đuối cứ theo dòng sông
mà trôi xuống. Những thuyền khác đều tranh
nhau vớt lấy tài sản quý giá trôi trên sông, chỉ
riêng ông cố và ông nội của Thiếu sư, hai người
đều hết sức lo việc cứu người, hoàn toàn không
vớt lấy một chút tài vật nào. Người trong làng
đều cười chê họ là ngu dại.
Đến khi cha của Thiếu sư ra đời, gia đình
dần dần khá giả lên. Bỗng có vị thần hóa hình
thành một đạo nhân đến bảo người nhà rằng:
“Tổ phụ các người có âm đức lớn, con cháu sẽ
được giàu có vinh hiển, nên cải táng [mộ tổ
phụ] vào chỗ đất này...” Nói rồi chỉ cho một chỗ
đất. Người nhà y theo chỉ dẫn của đạo nhân mà
cải táng. Chỗ ấy sau này các thầy địa lý đều gọi
là gò bạch thố.
Về sau sinh ra Thiếu sư, còn nhỏ tuổi
1
đã
1
Nguyên tác dùng “nhược quán” (弱冠) tức là lễ đội
mũ. Ngày xưa làm lễ này để đánh dấu lúc người con
trai thực sự trưởng thành, thường là vào năm 20 tuổi.
Tuy nhiên, theo ước lệ thì từ này được dùng chỉ chung
những người trẻ tuổi, vừa mới trưởng thành.