phải làm tất, nếu được. Đôi lúc có người ăn vận toàn đen, một góa phụ.
Ngày xưa nhiều hơn, nhưng hình như họ đang vắng dần đi. Không nhìn
thấy Phu nhân Chủ soái nào trên hè phố. Họ luôn ngồi trong xe.
Vỉa hè ở đây bằng xi măng. Như trẻ nhỏ, tôi tránh giẫm vào kẽ nứt. Tôi
đang nhớ lại bàn chân mình trên cùng hè phố ấy, thời xa xưa, nhớ những
giày dép mình từng xỏ. Đôi khi là giày chạy, đế có đệm và lỗ thông khí, gắn
sao bằng sợi phản quang, ban tối phát ra ánh sáng. Dù tôi đến tôi không bao
giờ chạy; mà cả ban ngày, cũng chỉ trên những đường đã quen.
Thời đó đàn bà không được bảo vệ.
Tôi còn nhớ quy tắc, bắt thành văn nhưng đàn bà ai cũng biết: Không
được mở cửa cho người lạ, kể cả khi hắn tự xưng là cảnh sát. Phải bắt hắn
luồn căn cước vào dưới khe cửa. Không được dừng lại giữa đường giúp một
tay lái mô tô vờ bị nạn. Hãy giữ nguyên nhịp mà đi tiếp. Nếu có kẻ huýt sáo
gọi, đừng quay lại nhìn. Đừng đi tới hiệu giặt tự động một mình ban đêm.
Tôi lại nghĩ đến các hiệu giặt. Những thứ tôi mặc đi đến đó: quần soóc,
quần bò, quần thể dục. Những thứ tôi bỏ vào đó: quần áo của tôi, xà phòng
của tôi, tiền của tôi, tiền tôi kiếm được bằng sức mình. Tôi nghĩ về quyền
làm chủ từng có được.
Nay chúng tôi đi trên cùng con phố ấy, từng cặp đỏ, và không có đàn
ông hét những câu tục tĩu sau lưng chúng tôi, nói với chúng tôi, chạm vào
chúng tôi. Không ai huýt sáo.
Không phải chỉ có một thứ tự do, dì Lydia bảo. Có tự do được hành
động và có tự do nhờ giải thoát. Thời vô chính phủ, có tự do hành động.
Giờ các cô được nhận tự do giải thoát. Đừng coi thường.
Ngay trước mặt, bên phải đường, là cửa hàng chúng tôi đặt áo. Có người
gọi chúng là lệ bộ, thật chuẩn biết mấy. Cái gì thành lệ thì khó bỏ. Ngoài
cửa treo tấm biển gỗ rất to, hình đóa huệ vàng; Hoa huệ trên đồng, tên cửa
hàng là thế. Có thể nhìn thấy khoảng trống, ngay dưới bông huệ, xưa có chứ
giờ đã bị bôi son xóa đi, theo ý kiến rằng ngay tên các cửa hàng cũng có sức