tính đếm trong việc sử dụng tiền đồng ngày xưa. Đó là hai tập hợp
chữ: tiền cổ/tiền quý, và tiền sử/tiền gián. Một quan tiền cổ/quý có 600
đơn vị trong khi một quan tiền sử/gián chỉ có 360 đơn vị mà thôi. Do
đó tỉ lệ giá trị giữa gián và quý là 3 phần 5. Cho nên mới có chuyện
bỡn cợt nói là giữa bà Hồ Xuân Hương và ông Phạm Đình Hổ/Chiêu
Hổ. Bà vặn ông:
Sao bảo rằng năm lại có ba?
Trách người quân tử hẹn sai ra.
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt,
Nhớ hái cho xin nắm lá đa!
Ai cũng ngầm hiểu, không cần phải giải thích “lá đa” nghĩa là gì.
Cho nên Phạm Đình Hổ phang lại:
Rằng gián thì năm, quý có ba,
Bởi người thục nữ tính không ra.
Ừ rồi thong thả lên chơi nguyệt,
Cho cả cành đa lẫn củ đa!
Dựa vào sự mập mờ của chữ nghĩa, chàng trai làm vẻ hào phóng,
huênh hoang lòe gái, hứa cho mượn (tặng?) “một quan” để con nợ
tưởng là sẽ nhận được 600 đồng, không ngờ chỉ đưa có 360 đồng, bởi
vì quan nào (gián) chẳng gọi là quan (quý)!
Có điều Lê Quý Đôn không cho ta biết thời gian nào thì bắt đầu
lối tính đếm kỳ quái này - có lẽ chính ông cũng không biết. Ở Trung
Hoa cũng có lối tính đếm theo nguyên tắc thập phân (nên nhớ “tuần”
trăng có 10 ngày) cho nên một quan tiền đúng là phải có 1.000 đơn vị.
Nhưng vì chuyện thiếu tiền trong lưu thông nên con số 1.000 kia cứ co
rút lại dần, phía nam Trung Hoa, vùng Ngô Việt chỉ có 6, 700 đơn vị
cũng được gọi là quan, gọi là tiền lục phân, thất phân. Cái kiểu che
chắn thiếu hụt, nghèo nàn bằng sĩ diện huênh hoang: có sáu, bảy trăm