Giúp dân dựng nước xiết bao công trình.
(Chắc có thể tìm ra những câu mềm hơn, nhưng người viết không
có bản văn trong tay, đành lấy lại trong quyển sách cũ vậy).
Hay:
Quân đưa chàng ruổi lên đường,
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?
...
Dấu chàng theo lớp mây đưa,
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà.
Tuy nhiên loại chứng cớ trên lại là dựa trên thành kiến về sự phân
biệt rạch ròi giới tính, rạch ròi về phương diện sinh lý, và quan điểm
đạo lý Nho với sự phân biệt rõ ràng về bổn phận, tâm cảm. Chúng ta
cũng muốn bà Đoàn Thị Điểm là tác giả bản dịch thường dùng kia
nhưng không thể, hay chưa thể, cãi lại chứng cớ của ông Hoàng Xuân
Hãn qua các bản văn sưu tầm được.
một tiến trình bắt đầu bằng cái sai nhưng không thể vì sự đúng đó mà
biện minh cho chứng cớ căn bản. Vấn đề là trở lại với cái đúng ban
đầu và tìm cách giải thích sao lại có sự (ta tưởng là) ngược ngạo kia.
Bản văn đã có tác giả thì chỉ tìm nguyên nhân ở chính tự thân tác giả.
Lời ngâm khúc đã nhuần nhuyễn giọng đàn bà thì phải hiểu là, ít ra lúc
viết nên câu thơ, tâm tình Phan Huy Ích đã chuyển hóa thành đàn bà.
Đó là tài riêng của Phan Huy Ích, nhưng cũng là kết quả của giáo dục
Nho dồn ép con người ông, phát lộ trong thời kỳ uy thế thánh giáo sa
sút, có một anh dòng dõi thương nhân (Nguyễn Hữu Chỉnh) chê “nhà
nho (Phan Huy Ích) nói khoác”, cùng lúc với sự dọn sẵn nhuần nhuyễn
cho cách phát biểu tâm tình bằng ngôn từ bản xứ.
Phan Huy Ích chỉ núp bóng một nhân vật quyền quý hay tưởng
tượng, và còn giữ lại lời của tầng lớp sang cả của ông, nhưng những
người sau ông lại núp bóng một nhân vật có thật: Hồ Xuân Hương, để