và kể chuyện đêm tân hôn say sưa, táo bạo như niềm hoan lạc của
chàng trai Nguyễn Gia Thiều nghỉ đêm ở nhà hát cô đầu: “Bóng
dương lồng bóng đồ mi chập chùng”. Nhưng có lẽ không ai giả gái
trong văn thơ thành công hơn Phan Huy Ích.
Thế kỷ XVIII, XIX, theo với đà chung, cũng là lúc xuất hiện các
nữ sĩ dài hơi trên thi văn đàn Việt. Người ta nói đến Đoàn Thị Điểm
với bản dịch Chinh phụ ngâm, công chúa Ngọc Hân với “Ai tư vãn”,
và Hồ Xuân Hương với những bài thơ gán ghép đầy dục tính táo bạo...
Và tất cả đều như những huyền thoại phát sinh từ thành kiến đơn giản
hóa giới tính. Với nàng công chúa không bị lạc loài như người xưa
(Một đi từ biệt cung vua, Có về đâu nữa đất Hồ ngàn năm) nhờ có ông
Quang Trung uy vũ trùm trời, nên Lê Ngọc Hân cũng dễ được thông
cảm là đã làm bài văn dài khóc ông chồng anh hùng. Không có gì sai
hơn. Cũng giống như bảo Lộ bố văn là của Lý Thường Kiệt đích thân
thảo ra, “Hịch tướng sĩ” là của Trần Quốc Tuấn (tuy chắc ông cũng có
liếc qua). Không có bằng chứng theo kiểu “all rights reserved” thì ta
hãy theo sự nghi ngờ hữu lý của ông Hoàng Xuân Hãn mà cho rằng
“Ai tư vãn” là của danh sĩ Phan Huy Ích làm ra. Bởi vì nó có những
nét tương tự bản dịch Chinh phụ ngâm khúc thường cho là của Đoàn
Thị Điểm.
Bằng lòng hay không bằng lòng thì chúng ta là người của thời đại
ngày nay, trước khi có bằng chứng khác đánh đổ, chúng ta phải theo
xác định của ông Hoàng Xuân Hãn và Nguyễn Văn Xuân. Thật ra thì
ngoài bằng cớ rành rành kiểu hàng chữ “Tác giả giữ bản quyền”
không tìm đâu ra, những người bênh vực “nữ quyền” cũng có bằng cớ.
Thông thường, khó có thể tin ai không phải là đàn bà mà viết được
những câu:
Nghe trước có đấng vương Thang, Võ,
Công nghiệp nhiều tuổi thọ thêm cao,
Mà nay áo vải cờ đào,