Vì sao nồi áp suất có thể nấu chín thịt trong một
thời gian ngắn?
Hiện nay, rất nhiều gia đình đã sử dụng nồi áp suất để nấu nướng thức
ăn. Chúng ta đều biết rằng, thịt bò là loại khó nhừ, nếu dùng nồi thường
phải mất từ 2 đến 3 tiếng, còn dùng nồi áp suất thì chỉ mất 30 đến 40 phút
là thịt đã chín nhừ.
Nồi áp suất quả đúng như tên gọi mà chúng ta đặt cho nó. Do được đậy
kín, dùng nhiệt độ để nấu, trong nồi sẽ sinh ra một áp suất rất lớn. Nó có
khả năng nấu chín thức ăn rất nhanh.
Chúng ta biết rằng, ở nhiệt độ thường, sau khi nước sôi, nếu ta tiếp tục
cung cấp nhiệt, nhiệt độ của nước cũng không thể tăng cao hơn được nữa,
tức là không thể vượt quá ngưỡng 100
0
C. Nếu như có thế nghĩ ra được biện
pháp để nâng cao nhiệt độ của nước lên hơn 100
0
C, thì liệu có thể giảm thời
gian nấu xuống được không?
Trong môi trường áp suất không khí tiêu chuẩn, phân tử nước khi đạt đến
100
0
C, năng lượng của nó có thể đủ sức đẩy bung sự ngăn cản của phân tử
nước và trở thành hơi nước. Nhưng nếu như nâng cao áp suất của không
khí ở xung quanh, các phân tử nước này lại phải cần một năng lượng lớn
hơn để có thể phá bung sự cản trở của các phân tử không khí. Năng lượng
mà các phân tử nước phụ thuộc vào là nhiệt độ, nhiệt độ càng cao, nhiệt
lượng trong phân tử nước càng cao. Nếu muốn làm cho nhiệt độ của nước
vượt quá ngưỡng 100
0
C cần phải tạo một khí áp rất lớn trong nồi. Do nồi áp
suất có kết cấu kín, khi nhiệt độ nước trong nồi đạt đến độ sôi là 100
0
C các
phân tử hơi nước không thoát được ra ngoài không khí, thế khí này sẽ tích
tụ trong nồi ngày càng nhiều, làm cho áp suất khôngí trong nồi dần tăng
cao. Khi áp suất không khí tăng dẫn đến điềm sôi cũng tăng, nước không
thể bị khí hóa, nó chỉ còn cách hấp thu nhiệt lượng tiếp tục tăng nhiệt độ,
luôn giữ ở trạng thái sôi. Trong quá trình này, nhiệt lượng được thức ăn hấp