Cô mất bố mẹ, như một con chim mất đi đôi cánh. Cô không muốn
bay, cũng không bay nổi nữa. Anh cho cô hạt châu, vẽ cho cô đôi cánh, nói
với cô phải tiếp tục bay.
Cô quật cường, không la không khóc, chỉ dùng sự im lặng để bày tỏ
nỗi bi thương. Anh không giống người khác, không hỏi cũng không nói
nhiều, chỉ nói mấy câu mà thôi, nhưng lưu hết vào đáy lòng.
Mấy ngày sau, ba vị khách quyết định rời khỏi cổ trấn. A Trạch và nữ
sinh khó rời xa, nam sinh chờ A Tầm tới tiễn, nhưng được nói cho biết là
cô đến phòng vẽ vẽ tranh rồi.
Người đàn ông trung niên nghe thấy chuyện này, hỏi A Trạch: "Ở đây
nhà họ Chúc có một phòng vẽ, sao trước kia không nghe cậu nhắc qua bao
giờ vậy?"
A Trạch đáp: "Sau khi ông nội qua đời, bố mẹ liền dời phòng vẽ từ
Hàng Châu về nhà cũ, cháu không học vẽ, nên phòng vẽ luôn do A Tầm xử
lý."
A Trạch cảm giác được người đàn ông này vô cùng có hứng thú với
nhà họ Chúc.
Đêm hôm ấy, phòng vẽ nhà họ Chúc nghênh đón một vụ hỏa hoạn.
Nhà họ Chúc là thế gia mỹ thuật, cất giữ nhiều tác phẩm hội họa có
giá trị không nhỏ. Ngoài những bức bị vụ hỏa hoạn thiêu rụi ra, còn có một
ít bị người ta thừa cơ đánh cắp. Khi ngọn lửa bùng lên, A Tầm vừa rời khỏi
phòng vẽ không lâu, cô nhớ đến mấy bức tranh mà bố mẹ và ông nội để lại,
bèn chạy vội trở lại phòng vẽ...
...