Hơn nữa, kể từ khi tiến hành những cuộc điều tra lớn về các cơ quan tình
báo năm1975, Quốc hội ngày càng dính líu sâu vào chính sách tình báo và
hiện nay đang có vị thế tốt để ảnh hưởng đến tương lai của CIA trong thời
kỳ sau chủ nghĩa cộng sản. Nhà Trắng cũng là một nguồn ý kiến và quyền
lực về vấn đề các cơ quan tình báo nên đi theo phương hướng nào. Bản
thân các cơ quan này cũng vậy, mặc dù nhiều tài liệu bàn về các bộ máy
viên chức đã gợi ý rằng bản năng tự nhiên của chúng ta sẽ chống lại bất cứ
thay đổi nghiêm túc nào đối với cách làm quen thuộc của chúng (Rainey
1996; Rosati Hagan và Sampson 1994). Trong một nước dân chủ, bất kỳ sự
tính toán nào, về thay đổi cũng không thể bỏ qua ảnh hưởng của các nhóm
gây sức ép và các phương tiện truyền thông, một lực lượng có ảnh hưởng
bên ngoài chính quyền mà chắc chắn sẽ phát biểu ý kiến về việc nên làm
thế nào để “tái tạo” CIA.
Ở cấp độ từng cá nhân quan chức hoạch định chính sách, người ta có thể dự
kiến những thay đổi trong hoạt động của CIA sẽ được định hình bởi Tổng
thống và các cố vấn an ninh quốc gia hàng đầu của ông, Giám đốc CIA và
các nhà giám sát trong Quốc hội (thường chỉ là một số ít) có quan tâm sâu
sắc đến chính sách tình báo (Johnson 1980,1996). Đôi khi, vai trò lãnh đạo
của những cá nhân có quyết tâm và có ảnh hưởng lại có thể tạo ra những
thay đổi quan trọng về chính sách; chứng cớ về điều đó là vai trò của các
Thượng nghị sĩ Barry Goldwater (Đảng Cộng hoà - bang Arizona) và Bill
Nichols (Đảng Cộng hoà - bang Alabana) trong việc xây dựng đạo luật nổi
tiếng năm 1986 về cải cách quân đội mang tên họ. Ngược lại, một quan
chức ít lưu tâm đến một chính sách cụ thể có thể trở thành một cản trở đối
với thay đổi thông qua việc thiếu sự lãnh đạo.
CIA đi về đâu?
Sau chiến tranh lạnh, CIA có khả năng sẽ đi về hướng nào vào lúc nó phải
đối mặt với một môi trường quốc tế đã cơ bản thay đổi, một bối cảnh nội trị
trong đó cắt giảm, thu nhỏ ngân sách chính phủ trở thành chuẩn mực, và
hai tổng thống kế tiếp nhau lại có lý lịch khác nhau một cách đáng ngạc
nhiên: George Bush là vị Tổng thống duy nhất đã từng làm Giám đốc CIA
còn Bill Clinton là người chỉ quan tâm hời hợt đến chính sách đối ngoại và